Các loại vắc xin cần tiêm phòng 3 tháng trước khi mang thai
Tiêm phòng 3 tháng trước khi mang thai là việc rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Khi mang thai hệ thống miễn dịch của cơ thể người mẹ hoạt động kém hơn bình thường, nên nguy cơ mắc các bệnh như sởi, quai bị, rubella, uốn ván, thủy đậu... cũng tăng cao. Chính vì vậy, tiêm phòng là cách tốt nhất để giúp bạn tăng cường để kháng và hạn chế khả năng mắc bệnh.
Trước khi mang thai, các cặp vợ chồng nên đến trung tâm y tế uy tín để được kiểm tra sức khỏe và tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Nhằm chắc chắn rằng cơ thể của người vợ hoặc chồng hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc phải căn bệnh nguy hiểm nào có thể lây truyền cho con.

Tiêm phòng 3 tháng trước khi mang thai là việc rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Ảnh: Internet
Chủng ngừa vắc xin là biện pháp hiệu quả để đẩy lùi nguy cơ truyền nhiễm bệnh ở các chị em trước và sau khi mang thai. Trong quá trình sử dụng vắc xin, các chị em nên lưu ý là phải sử dụng đúng liều lượng, tiêm đủ số lần thì cơ thể mới có khả năng miễn dịch về sau. Đặc biệt, cần tuân theo lịch tiêm chủng ít nhất là 3 tháng trước khi mang thai.
1. Vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại vắc xin tiêm phòng thủy đậu phổ biến là Varivax của Mỹ và Varicella của Hàn Quốc. Dưới đây là hướng dẫn về lịch tiêm phòng của 2 loại vắc xin trên:
- Lịch tiêm phòng Varivax: Tiêm 1 liều 0.5 mL vào ngày đã chọn và 1 liều thứ hai 0.5 mL vào 4-8 tuần sau đó.
- Lịch tiêm phòng vắc xin Varicella: Tiêm một liều 0.5ml
Một số lưu ý sau khi tiêm phòng vắc xin Varivax:
- Tránh mang thai 3 tháng sau khi tiêm phòng
- Tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm cao (người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai/trẻ sơ sinh có mẹ không có tiền sử về thủy đậu hoặc bằng chứng xét nghiệm nhiễm thủy đậu trước đó) cho đến 6 tuần sau khi tiêm.
2. Vắc xin phòng ngừa sởi, quai bị và rubella (MMR)
Trước khi mang thai, các cặp vợ chồng nên đến trung tâm y tế uy tín để được kiểm tra sức khỏe và tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Nhằm chắc chắn rằng cơ thể của người vợ hoặc chồng hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc phải căn bệnh nguy hiểm nào có thể lây truyền cho con. Thông qua buổi kiểm tra đó, các bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn và hỏi đáp người vợ về số lần tiêm ngừa MMR. Nếu bạn chưa từng chủng ngừa, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm phòng mũi đầu tiên và đưa lịch hẹn tiêm các mũi tiếp theo. Hãy tuân thủ đúng lịch tiêm để đảm bảo điều kiện tốt nhất trước khi mang thai nhé!

Nếu bạn chưa từng chủng ngừa, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm phòng mũi đầu tiên. Ảnh: Internet
3. Vắc xin ngừa uốn ván, bạch hầu và ho gà
Bộ 3 vắc xin bạn nên tiêm phòng 3 tháng trước khi mang thai là uốn ván, bạch hầu và ho gà. Nguyên nhân là do cả 3 loại bệnh này có thể khiến bạn bị tử vong, đặc biệt là đối với bệnh uốn ván. Những biển hiện đáng sợ của bệnh uốn ván như cứng đờ toàn thân, khóa hàm, sốt… gây nên những biến chứng nghiêm trọng đối với thai nhi. Nếu bạn chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc đã tiêm từ nhiều năm trước, hãy đến ngay bệnh viện để được tư vấn đầy đủ hơn.
Những quy định về tiêm phòng vắc xin uốn ván cho mẹ bầu:
Nếu thai phụ chưa từng được tiêm phòng uốn ván thì thời gian tiêm mũi đầu cách mũi thứ 2 khoảng 1 tháng và trước ngày dự sinh ít nhất 15 ngày.
Trường hợp thai phụ đã tiêm uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới tiêm 1 mũi thì hẹn tiêm mũi còn lại vào tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ.
Đối với các chị em khi còn nhỏ đã được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván thì sẽ tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ.
Với những chị em đã tiêm đủ 5 mũi thì không cần phải tiêm bổ sung. Việc tiêm phòng uốn ván nên được thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín như trạm y tế phường, trung tâm dự phòng hoặc các bệnh viện phụ sản. Ngoài ra, các chị em không nên tự tiêm hoặc đến các cơ sở thiếu uy tín, không có quyền hạn và chức năng tiêm vắc xin.
Ngoài ra, bạn nên hỏi bác sĩ về loại vắc xin có thể giúp tránh được cả 3 loại trên và thực hiện tiêm phòng đầy đủ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhé!

Phụ nữ nên tiêm phòng uốn ván, bạch hầu, ho gà trước khi mang thai. Ảnh: Internet
4. Vắc xin ngăn ngừa viêm gan B
Viêm gan B có thể di truyền từ mẹ sang thai nhi và có thể gây sinh non. Do đó, các chị em nên tiêm phòng càng sớm càng tốt, nhất là đối với những người thường xuyên tiếp xúc với máu và chất dịch của người khác hoặc có người thân từng bị viêm gan B.
Loại vắc xin ngăn ngừa viêm gan B cần được thực hiện 3 mũi, mũi đầu tiên phải được tiêm phòng 3 tháng trước khi mang thai. Những mũi tiếp theo có thể được thức hiện trong quá trình mang thai.
Hy vọng với những chia sẻ về “các loại vacxin cần tiêm phòng 3 tháng trước khi mang thai” sẽ giúp bạn có thêm thông tin và kiến thức để bảo vệ bản thân. Tiêm vắc xin trước khi mang thai không chỉ giúp bạn phòng ngừa bệnh tật, mà còn giúp quá trình chăm sóc thai kỳ trở nên nhẹ nhàng hơn.
Liên Tiểu Di (Tổng hợp)
Tiêm phòng trước khi mang thai hết bao nhiêu tiền và những địa điểm tiêm phòng uy tín
Tiêm phòng trước khi mang thai có cần xét nghiệm gì không? Chị em cần lưu ý
Việc tiêm phòng trước khi mang thai có cần thiết không? Nếu không tiêm phòng sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Các mũi tiêm phòng trước khi mang thai mẹ nên nhớ và tiêm đầy đủ
Tác dụng phụ của tiêm phòng trước khi mang thai – Những điều bạn cần biết
Có nên tiêm phòng trước khi mang thai không? Nếu không tiêm phòng sẽ gặp những hệ lụy gì?
Tiêm phòng trước khi mang thai ở Tp. HCM bao gồm những địa chỉ uy tín nào?
Bảng giá tiêm phòng trước khi mang thai mới nhất 2018
Tác dụng phụ của việc tiêm phòng trước khi mang thai
Những địa chỉ tiêm phòng trước khi mang thai mà các mẹ nên biết
Bài viết liên quan
Có thế bạn quan tâm :
Mẹ có nên cho bé bú khi đang mang thai lần tiếp theo?
Có nên cho bé bú cả sữa mẹ và sữa ngoài hay không?
Mẹ cho bé bú có nên nhuộm tóc hay không?
Cho bé bú bao lâu thì cai sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của con?
Mẹ cho bé bú bị nứt cổ gà cùng những cách khắc phục tưởng khó nhưng dễ
Bệnh kê trẻ sơ sinh và cách mẹ chăm sóc khi trẻ mắc bệnh
Bệnh sởi trẻ sơ sinh – nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì?
Các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp và cách xử lý mẹ nên tham khảo
Bệnh trẻ sơ sinh thừa cân và những nguy cơ tiềm ẩn
Bệnh trẻ sơ sinh bị vàng da và cách làm giảm tình trạng bệnh cho bé