Cách chuyển dạ không đau khi sinh thường các mẹ bầu cần nắm rõ
Chuyển dạ không đau là mong muốn của các mẹ bầu khi bước vào thời điểm sinh con. Sinh nở là một công việc khó khăn, gây nhiều đau đớn và nguy hiểm cho người mẹ. Mọi người thường nói rằng “đau như đau đẻ” để ám chỉ rằng những cơn đau chuyển dạ vô cùng đau đớn khủng khiếp. Tùy vào mỗi sản phụ khác nhau mà mức độ cơn đau chuyển dạ có sự khác biệt do các yếu tố tác động như kích thước thai nhi, sự co thắt tử cung, vị thế thai,….Nhưng cũng đừng vì sợ đau mà không dám sinh nở vì ngày nay đã có rất nhiều phương pháp giúp kiểm soát cơn đau khi chuyển dạ sinh con. Tuy những cách giảm đau khi chuyển dạ không giúp mẹ bầu hết đau hoàn toàn nhưng lại mang đến sự thoải mái, tránh được những nguy hiểm không mong muốn cho cả mẹ và con.
Cách chuyển dạ không đau hiện nay rất đa dạng, tùy theo tình trạng cơn đau mỗi mẹ bầu mà có sự áp dụng phù hợp, giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn. Để giúp các mẹ bầu nắm rõ hơn về các cách chuyển dạ không đau khi sinh, mời mọi người cùng theo dõi những chia sẻ trong thông tin bài viết dưới đây nhé.

Các phương pháp chuyển dạ không đau cho bà bầu. Ảnh: Internet.
1. Cơn đau chuyển dạ như thế nào?
Theo các chuyên gia thì khó có thể mô tả cơn co thắt khi chuyển dạ bởi mỗi mẹ bầu sẽ có sự cảm nhận khác nhau, tùy theo sức khỏe và khả năng chịu đau cũng như tâm lý của người mẹ. Một số mẹ cho rằng, khi bắt đầu chuyển dạ thì triệu chứng giống chuột rút dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt. Cảm giác khó chịu gần như đau đớn nhưng có thể cầm cự được, mẹ có thể cảm thấy đau âm ỉ ở phần bụng dưới giống hệt như bị chuột rút. Lúc này, những cơn co thắt có lúc bị gián đoạn để mẹ có thể nghỉ ngơi, ăn uống nhẹ nhàng, trò chuyện cùng chồng hoặc gọi cho bác sĩ để nói về tình hình của bản thân.
Một số mẹ lại cho hay, cảm giác chuyển dạ đau đẻ giống như đau bụng kinh nhưng ở mức độ tăng nhiều lần, mỗi lúc một ghê gớm hơn và có thể đi kèm với cảm giác đau lưng, đau dọc hông, chuột rút, cảm thấy đau nặng bụng dưới và cần đi vệ sinh. Ngoài ra, trong giai đoạn chuyển dạ, mẹ cũng có thể bị đau lưng thêm di vị trí của con, chẳng hạn nếu con ở tư thế ngửa mặt lên khi vào đường sinh của mẹ thì đầu bé sẽ đè lên các dây thần kinh lưng, có thể khiến mẹ đau khủng khiếp.

Cơn đau chuyển dạ ở bà bầu rất khủng khiếp. Ảnh: Internet.
2. Cách chuyển dạ không đau khi sinh thường
Nếu bạn chọn sinh thường tự nhiên và cảm thấy sợ hãi trước những cơn đau chuyển dạ thì có thể áp dụng những phương pháp chuyển dạ không đau dưới đây:
2.1. Học cách thở
Tập trung vào nhịp thở của bạn với mỗi cơn co thắt. Khi bắt đầu một cơn co, hãy hít sâu và từ từ thở ra thật thư giãn. Các mẹ bầu hãy hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng, luôn giữa cho miệng và cằm được thoải mái.
Đừng lo lắng xem bạn thở sau được bao nhiêu, quan trọng là bạn thấy dễ chịu. Cứ lặp lại chu trình hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng đều đặn, điều này sẽ giúp mẹ bầu chuyển dạ không đau đấy.
2.2. Thư giãn
Hãy nghĩ đơn giản thế này: khi mẹ sợ đau thì càng căng thẳng, mà khi căng thẳng thì các cơn đau càng tồi tệ hơn và lại khiến mẹ căng thẳng, điều này cứ lặp đi lặp lại như vậy khiến mẹ bầu vừa mệt mỏi vừa đau đớn. Vì thế, hãy thư giãn tinh thần và cơ thể để chuyển dạ không đau nhiều nữa nhé.

Học cách thư giãn để chuyển dạ không đau đớn nhiều. Ảnh: Internet.
2.3. Làm xao lãng bản thân
Đối với những mẹ bầu mang thai lần đầu, cơn chuyển dạ có thể kéo dài 12 – 24 tiếng đồng hồ. Khi những cơn co thắt bắt đầu, bạn sẽ cảm thấy cơn đau ở lưng hay ở bụng dưới nên hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Nếu lo lắng ngay từ khi bắt đầu, đếm từng cơn co thắt thì có khả năng bạn càng hoảng sợ hơn. Thay vào đó hãy khiến mình bận rộn hơn cho những hoạt động khác như đi bộ, tắm vòi hoa sen,…hay làm bất cứ điều gì khiến bạn không phải để ý tới cơn đau nữa.
2.4. Đi bộ nhẹ nhàng xung quanh
Đi bộ hay thay đổi vị trí hoặc ngồi trên một quả bóng có thể giúp mẹ bầu sắp sinh dẹp bỏ đau đớn, đi bộ còn khuyến kích thai nhi lọt đúng xuống khung xương chậu của mẹ. Trong môi trường bệnh viện, không ít mẹ bầu e ngại đi bộ bởi họ được chỉ định dùng thuốc giảm đau nhưng bạn có thể thử thay đổi các vị trí như đứng, ngồi xổm, ngồi ở cạnh giường,…Trừ khi quá mệt mỏi, nếu không thì mẹ nên tránh nằm dài một chỗ khi cơn co xuất hiện.
Cơn chuyển dại dường như lâu hơn nếu mẹ nằm nghỉ và nếu chuyển dạ càng lâu thì mẹ càng mệt mỏi. Không nhất thiết phải cố đứng thằng, hãy chọn tư thế nào mà bản thân cảm thấy thoải mái nhất. Bác sĩ có thể hỗ trợ bạn trong những tư thế như:
- Đứng và tựa người và chồng
- Quỳ gối và tựa người vào một chiếc ghế vững chắc
- Ngồi một lát trên ghế rồi đứng dậy đi lại

Đi bộ xung quanh giúp chuyển dạ nhanh và thuận lợi hơn. Ảnh: Internet.
2.5. Massage
Theo nghiên cứu cho thấy, những người mẹ trong cơn chuyển dạ được chồng massage sẽ bớt đau và ít lo lắng hơn khi sinh. Việc massage vừa có tác dụng giảm đau vừa giúp thai phụ bớt lo lắng, bạn có thể nhờ chồng hoặc người thân massage lưng trong những cơn co hoặc massage tay ở giữa những cơn co, giúp thư giãn.
2.6. Tắm vòi sen
Cơn đau làm căng các cơ trên toàn cơ thể, khiến mẹ bầu khó chịu nhiều hơn. Tắm vòi hoa sen với nước ấm giúp bạn giảm đau lúc này. Hãy đưa đầu vòi hoa sen tới những chỗ bị đau như lưng chẳng hạn, việc tắm vòi sen phù hợp với bất kỳ giai đoạn nào của chuyển dạ, giúp chuyển dạ không đau đớn nhiều nữa.
2.7. Chườm ấm giúp chuyển dạ không đau
Chườm ấm giúp giảm căng cơ, vì thế nó cũng có tác dụng hạn chế cơn đau khi chuyển dạ. mẹ bầu có thể chườm lưng, háng bằng một túi hạt lúa mì hoặc một chai nhựa chứa nước ấm. Túi hạt có thể làm nóng qua lò vi sóng, chúng sẽ giữ ấm được trong vòng cả giờ đồng hồ hoặc lâu hơn thế. Với chai nhựa chứa nước, có thể bọc chai nhựa qua một chiếc khăn trước khi chườm.

Chườm ấm giúp quá trình chuyển dạ không đau. Ảnh: Internet.
2.8. Ngâm bồn tắm
Vì nhiều lý do mà phương pháp tắm bồn nước ấm được các bệnh viện khuyên mẹ bầu nên thực hiện khi chuyển dạ. Nước ấm giúp nới lỏng các cơn đau ở lưng, hạn chế tối đa cảm giác bức bối khó chịu khi chuyển dạ. Chú ý là hoạt động này chỉ phù hợp với những cơn đau chuyển dạ nhẹ mới xuất hiện thôi nhé.
2.9. Sinh con dưới nước
Kỹ thuật sinh con dưới nước giúp những cơn co dễ chịu hơn, đồng thời tác động của nước, cơn đau ở lưng và bụng bầu cũng được giảm thiểu. Nhóm thai phụ sinh con dưới nước thường không cần kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng như quá trình sinh nở bình thường.
Trên đây là các cách chuyển dạ không đau khi sinh thường, hy vọng sẽ giúp các mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức sinh sản hữu ích giúp giảm khó chịu, mệt mỏi cho bản thân trong quãng thời gian chuyển dạ sinh con. Để chắc chắn, các mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ để chọn được phương pháp chuyển dạ không đau an toàn, đồng thời hãy giữ bình tĩnh để các cơn đau trôi qua nhanh hơn, bé yêu sớm chào đời. Chúc các mẹ bầu vượt cạn “mẹ tròn con vuông” và hãy luôn đồng hành cùng mom.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Lan Hương tổng hợp
Cách chuyển dạ không đau khi sinh thường các mẹ bầu cần nắm rõ
Cách chuyển dạ nhanh không đau khi sinh thường cho thai quá tuần
4 cách thở khi chuyển dạ đúng cách giúp sản phụ sinh con nhanh dễ dàng không đau
Đau chuyển dạ như thế nào? Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng kinh không?
Chuyển dạ lần đầu và những điều mẹ bầu cần biết để không bị sốc
Chuyển dạ lần 2 có nhanh hơn và sinh sớm hơn lần đầu không?
Chuẩn bị khúc dạo đầu cho chuyện ấy như thế nào để không khỏi bỡ ngỡ
Tiền tài danh vọng rồi cũng tan vậy thứ gì còn giữ lại được?
Kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành mà ai cũng nên biết
Giấc mơ danh vọng của “Huệ cụ”
Bài viết liên quan
Có thế bạn quan tâm :
Bà bầu chuyển dạ không ra máu báo có nguy hiểm tới thai nhi không?
Chuyển dạ vỡ tử cung là gì? Dấu hiệu và các biến chứng vỡ tử cung nguy hiểm ở bà bầu
Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ vỡ ối bằng cách nào? Làm thế nào phân biệt vỡ ối và rỉ ối?
Vỡ ối xong có đau bụng không? Vỡ ối không đau bụng phải làm sao?
Chuyển dạ đẻ và những điều mẹ cần nắm rõ khi chuẩn bị sinh con
Bà bầu chuyển dạ ra máu hồng có sao không và bao lâu thì sinh?
Vỡ ối thì khi nào sinh? Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu vỡ ối như thế nào?
Chuyển dạ sớm – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh mẹ bầu cần biết
Vỡ ối tuần 37 có vấn đề gì không? Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao trong tuần này?
Vỡ ối trước khi sinh nên xử trí nhanh bằng cách nào là tốt nhất?