Chuyển dạ ngưng tiến triển – Nguyên nhân và cách xử trí mẹ bầu cần biết
Chuyển dạ ngưng tiến triển khiến bà bầu khó đẻ, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Các mẹ bầu tháng cuối đều háo hức mong chờ ngày con yêu chào đời sau 9 tháng 10 ngày mang thai vất vả đúng không nào. Việc sinh nở tưởng chừng như đơn giản lại có thể ẩn chứa những nguy hiểm mà mẹ không ngờ tới. Trong quá trình chuyển dạ sinh con, người phụ nữ có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, và một trong những nguy hiểm có thể gặp phải là tình trạng chuyển dạ ngưng tiến triển, đây là hiện tượng cơn gò tử cung vẫn xuất hiện bình thường nhưng thai nhi không được đẩy ra ngoài, điều này có thể dẫn tới ngạt khí gây tử vong cao cho trẻ. Vì tình trạng chuyển dạ ngưng tiến triển có thể xảy ra ở bất cứ sản phụ nào mà không thể đoán trước được, nên các mẹ bầu cần chuẩn bị đầy đủ các kiến thức hữu ích để đối phó nhanh với mọi tình huống có thể xảy ra.
Chuyển dạ ngưng tiến triển được cho kết quả của chuyển dạ kéo dài, khi thời gian sinh con vượt quá 12 giờ. Để tìm hiểu chi tiết hơn về chuyển dạ ngưng tiến triển là gì? Nguyên nhân gây chuyển dạ ngưng tiến triển, cách xử lý khi chuyển dạ ngưng tiến triển như thế nào?…..mời mọi người cùng theo dõi những chia sẻ trong thông tin bài viết dưới đây nhé.

Chuyển dạ ngưng tiến triển gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Ảnh: Internet.
1. Chuyển dạ ngưng tiến triển là gì?
Chuyển dạ ngưng tiến triển hay còn gọi là đẻ khó do bị cản trở, đây là hiện tượng khi cơn gò tử cung xuất hiện bình thường nhưng thai vẫn không ra khỏi khung chậu của người mẹ khi sinh đẻ, do bị cản trở về mặt cơ giới. Khi gặp hiện tượng chuyển dạ ngưng tiến triển, thai nhi không nhận được đầy đủ oxy, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong. Đồng thời chuyển dạ ngưng tiến triển còn làm tăng nguy cơ khiến người mẹ bị nhiễm trùng, bị vỡ tử cung hoặc chảy máu sau sinh. Chuyển dạ ngưng tiến triển được cho là kết quả của việc sinh nở kéo dài, khi giai đoạn hoạt động của việc sinh con dài hơn mười hai giờ.
2. Nguyên nhân chuyển dạ ngưng tiến triển
2.1. Nguyên nhân chuyển dạ ngưng tiến triển do người mẹ
Tình trạng chuyển dạ ngưng tiến triển có thể xảy ra khi người mẹ có một số bất thường về sức khỏe và cơ thể gồm:
- Chuyển dạ ngưng tiến triển do khung chậu bất thường: Một khung chậu bình thường là khung chậu có eo trên, eo giữa, eo dưới với kích thước và hình dạng bình thường. Có hai loại khung chậu bất thường là khung chậu hẹp và khung chậu biến dạng.

Khung chậu bất thường ở người mẹ dẫn tới khó đẻ. Ảnh: Internet.
- Chuyển dạ ngưng tiến triển do mẹ có các khối u tiền đạo: Khối u tiền đạo là khối u nằm trong tiểu khung làm cho ngôi không lọt và không xướng được. Các khối u tiền đạo thường gặp là khối u buồng trứng nằm ở túi cùng âm đạo và u xơ tử cung ở eo hay ở cổ tử cung. Khi có thai cần phát hiện sớm u nang buồng trứng để có chỉ định cắt bỏ, thời gian tốt nhất là 3 tháng giữa thai kỳ. Nếu khi thai đủ tháng thì cần xử trí như thai chuyển dạ, phải mổ lấy thai và cắt bỏ u vào thời gian sau.
- Chuyển dạ ngưng tiến triển do âm đạo người mẹ chít hẹp: Âm đạo bị hẹp bẩm sinh hoặc bị rách trong các lần đẻ trước không được phục hồi tốt, hoặc sau các trường hợp mổ có liên quan đến âm đạo như mổ sa sinh dục, mổ dò bàng quang – âm đạo,…thì cần mổ lấy thai khi có dấu hiệu chuyển dạ.
2.2. Nguyên nhân chuyển dạ ngưng tiến triển do thai nhi
Tình trạng chuyển dạ ngưng tiến triển có thể gặp do nguyên nhân từ phía thai nhi như:
- Thai nhi quá to: Theo Châu Âu nếu trọng lượng thai nhi trên 5kg mới gọi là thai to, khó sinh thường. Ở Việt nam nếu trọng lượng thai trên 4kg mới gọi là thai to, trong trường hợp này nếu khung chậu bình thường, đối với ngôi chỏm thì bấm ối là nghiệm pháp lọt, Nếu ngôi không lọt được thì chỉ định mổ lấy thai.

Đẻ khó nguyên nhân cơ giới do thai nhi quá to. Ảnh: Internet.
- Chuyển dạ ngưng tiến triển do cấu trúc bất thường của thai: Thai có từng phần to như đầu to do não úng thủy, vai to trong trường hợp thai vô sọ, bụng to do lách to thận đa nang. Hoặc do thai dính nhau trong sinh đôi, trường hợp này được chỉ định mổ lấy thai.
- Đẻ khó do ngôi, kiểu thế: Thai nhi có ngôi chỏm, ngôi mặt, ngôi trán, ngôi vai, ngôi ngược. Tùy theo từng ngôi thai mà mức độ chuyển dạ sinh con khó dễ khác nhau.
3. Cách xử lý chuyển dạ ngưng tiến triển ở bà bầu
Cách xử lý chuyển dạ ngưng tiến triển có thể gồm mổ lấy thai hoặc hút chân không với khả năng mở phẫu thuật tầng xương mu. Ngoài ra còn có một số biện pháp khác bao gồm: tiếp nước và duy trì kháng sinh cho người mẹ nếu màng bị vỡ trong hơn 18 giờ.
Ở châu phi và châu á, chuyển dạ ngưng tiến triển ảnh hưởng từ 2 – 5% số ca sinh nở, chuyển dạ ngưng tiến triển dẫn đến 19.000 trường hợp tử vong giảm từ 29.000 trường hợp tử vong từ năm 1990. Hầu hết các trường hợp tử vong do tình trạng chuyển dạ ngưng tiến triển xảy ra ở các nước đang phát triển.

Đa số chuyển dạ ngưng tiến triển đều chỉ định mổ lấy thai. Ảnh: Internet.
Trên đây là thông tin chi tiết về tình trạng chuyển dạ ngưng tiến triển, hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu hơn về tình trạng này và có cách chăm sóc mẹ bầu hiệu quả, hạn chế được những nguy hiểm không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sinh nở, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Chúc các mẹ bầu khỏe mạnh, vượt cạn dễ dàng, thành công “mẹ tròn con vuông” và hãy luôn đồng hành cùng mom.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức sinh sản hữu ích cho bản thân nhé.
Lan Hương tổng hợp
Chuyển dạ ngưng tiến triển – Nguyên nhân và cách xử trí mẹ bầu cần biết
Chuyển dạ ngưng tiến triển như thế nào và có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu hay không?
Chuyển dạ đẻ và những điều mẹ cần nắm rõ khi chuẩn bị sinh con
Chuyển dạ đình trệ ở sản phụ – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
Sự phát triển của thai tuần thứ 21 và những triệu chứng phổ biến mẹ bầu thường gặp nhất
Các nguyên nhân khiến chuyển dạ kéo dài là gì và mẹ bầu nên làm như thế nào?
Sau sinh uống nước gì tốt để vừa đẹp da vừa có nhiều sữa cho bé bú?
Sảy thai 3 tháng giữa – Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết chính xác
Sảy thai có đau bụng không? Khi có dấu hiệu sảy thai phải xử lý như thế nào?
Quan hệ tình 1 đêm – chuyện về đạo đức hay nhân cách sống?
Bài viết liên quan
Có thế bạn quan tâm :
Chữa đau bụng sau sinh do đầy hơi, khó tiêu như thế nào để hiệu quả mẹ có biết?
Đau bụng dưới sau khi sinh con do đẻ mổ và bị dính ruột – Triệu chứng và cách phòng ngừa là gì?
Chuyển dạ bao lâu thì sinh? Quá trình chuyển dạ diễn ra như thế nào?
Cách chuyển dạ nhanh không đau khi sinh thường cho thai quá tuần
Cách xông hơi da mặt sau sinh bằng nước muối và những lưu ý khi xông hơi các mẹ cần biết
Cách xông hơi khô sau sinh hiệu quả và an toàn bạn đã biết?
Cách xông hơi sau khi sinh cho vùng kín? Lưu ý gì khi tắm gội sau sinh mẹ cần biết?
Có nên xông hơi sau sinh hay không? Hướng dẫn cách tắm gội và xông hơi cho mẹ sau sinh
Tại sao chị em muốn xông hơi giảm cân sau sinh? Có nên sử dụng lều xông hơi hay không?
Xông hơi sau sinh có tác dụng gì? Quy trình xông hơi đúng cách mẹ cần biết