Đau đẻ bao lâu thì sinh khiến mẹ bầu từng ngày lo lắng
Lần đầu tiên làm mẹ, các chị em không khỏi bâng khuâng đau đẻ bao lâu thì sinh cũng như những vấn đề xung quanh câu chuyện đau đẻ. Chuẩn bị một tâm thái tốt, kiến thức vững câu hỏi nan giải về đau đẻ sẽ không còn là mối lo ngại nữa.
Cũng như khi xuất hiệu các dấu hiệu đau đẻ, mẹ bầu nếu chưa tìm hiểu kĩ sẽ khó phân biệt bởi trước khi chuyển dạ sẽ có những triệu chứng đau đẻ giả khiến thai phụ lầm tưởng và thiếu sự chuẩn bị. Hãy cùng Mom.vn đi tìm lời giải cho câu hỏi đau đẻ bao lâu thì sinh để mẹ bầu an tâm hơn.
![]() |
Đau đẻ bao lâu thì sinh là thắc mắc chung khi lần đầu làm mẹ. Ảnh: Internet
1. Các dấu hiệu của đau đẻ
Trong thời kì mang thai mẹ bầu phải trải qua các cảm giác từ mệt mỏi đến khó chịu, các cơn gò ở mức độ âm ỉ cho đến liên tục hoặc dồn dập. Kể từ tuần thứ 37 trở đi, cơn đau sẽ kéo dài nhiều hơn và xuất hiện thường xuyên vào giai đoạn cuối thai kì. Tuy nhiên dấu hiệu đau đẻ cũng sẽ kèm theo các triệu chứng đau đẻ giả và đau đẻ thật.
Một số trường hợp mẹ bầu không phân biệt được các dấu hiệu đau đẻ thật và giả dẫn đến tình trạng sinh tại nhà vì không kịp đến bệnh viện và có những rủi ro ngoài ý muốn. Vì vậy mẹ bầu cần tìm hiểu nhiều hơn về dấu hiệu đau đẻ để có sự chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ tốt nhất bằng cách ghi nhớ các dấu hiệu dưới đây.
![]() |
Nếu chủ quan về dấu hiệu đau đẻ mẹ bầu sinh ở nhà có thể gặp rủi ro. Ảnh: Internet
- Xuất hiện các cơn đau âm ỉ bắt đầu ở phần dưới lưng rồi lan dần lên bụng trên, bụng dưới hoặc cả hai bên bắp đùi và bên sườn.
- Các cơn đau có thể gây đau đớn dữ dội cho mẹ bầu, đều đặn kéo dài từ 30- 90 giây và dồn dập hơn, thậm chí không dứt ngay cả khi thay đổi tư thế.
- Mẹ bầu ra “máu hồng” ở vùng âm đạo.
- Nước ối bị vỡ, tràn ra bên ngoài có thể cảm nhận và nhìn thấy bằng mắt.
2. Mẹ bầu đau đẻ bao lâu thì sinh?
Quá trình chuyển dạ có 2 dạng dấu hiệu đau đẻ giả và thật. Vì vậy nếu đau đẻ giả thì không thể xác định thời gian sinh là khi nào. Bên cạnh đó đau đẻ thật sẽ kèm theo những dấu hiệu rõ rệt nên phần nào xác định được khoảng thời gian nhưng không phải là ước tính chính xác bởi thể trạng của mỗi thai phụ khác nhau.
Khi nước ối của mẹ bầu bị vỡ có nghĩa là khả năng chuyển dạ cao hơn, thông thường trong 24 giờ sẽ sinh con nếu xuất hiện dấu hiệu này.
![]() |
Những cơn đau đẻ khiến mẹ bầu nhức đầu và mệt mỏi. Ảnh: Internet
Nhưng về mặt y học không có một chứng minh cụ thể thời gian chuyển dạ chính xác khi các dấu hiệu lần lượt xuất hiện, bởi sự khác nhau xoay quanh các yếu tố di truyền, hoàn cảnh, thể chất…của mỗi mẹ bầu. Thế nên khi có các nhận biết trên xuất hiện cần đến ngày cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để tham khảo ý kiến bác sĩ cũng như có hướng chuẩn bị hợp lí trước khi chào đón đứa trẻ ra đời.
3. Một số lưu ý cần thiết dành hco mẹ bầu
3.1 Không tập trung nhiều vào thời gian
Tâm lí chung của các mẹ bầu là sự sốt ruột về thời gian bao lâu thì sinh, cảm giác sẽ như thế nào…sẽ ít nhiều đến quá trình chuyển dạ và tình trạng sức khỏe. Hạn chế chú ý về thời gian khi nhìn đồng hồ mà nên tập trung vào việc hít thở đều đặn để giảm bớt cơn đau đẻ.
![]() |
Tập trung nhiều vào thời gian khi nào chuyển dạ ảnh hưởng không tốt đến mẹ bầu. Ảnh: Internet
3.2 Nghỉ ngơi trước khi chuyền dạ
Quá trình chuyển dạ có thể kéo dài hàng giờ liền, khiến mẹ bầu mất khá nhiều sức. Tập trung và cố gắng nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi năng lượng trước khi vào phòng sanh sẽ có lợi cho quá trình vượt cạn của thai phụ.
Đồng thời có thể nhờ sự giúp đỡ của chồng hoặc người thân gia đình massage nhẹ nhàng hay di chuyển chậm rãi cũng giúp ích cho quá trình chuyển dạ.
![]() |
Nghỉ ngơi sẽ giúp thai phụ lấy lại sức khỏe trước khi sinh. Ảnh: Internet
3.3 Không nên nóng vội khi chuyển dạ
Với mối lo lắng đau đẻ bao lâu thì sinh sẽ hình thành sự nóng vội trong trạng thái cảm xúc của thai phụ. Cố gắng hít thở sâu và đều đặn để giữ tinh thần tốt và đủ sức khỏe cho quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn.
Đau đẻ bao lâu thì sinh nếu mẹ bầu cứ mãi lo lắng điều này quả thật không tốt cho quá trình mang thai cũng như trước khi sinh con. Hãy trang bị kiến thức cũng như những yêu cầu cần thiết cho việc lâm bồn là một lưu ý quan trọng mà mẹ bầu nên ghi nhớ. Chúc bạn sẽ tìm được câu trả lời thích hợp cho những thắc mắc của riêng mình và vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông.
Lý Ngân – Tổng hợp
Đau đẻ bao lâu thì sinh khiến mẹ bầu từng ngày lo lắng
Sinh mổ đau bao lâu thì hết hoàn toàn mẹ bầu cần biết đến
Tiêm phòng Rubella sau bao lâu thì mang thai được? Chị em nên biết chính xác vấn đề này
7 dấu hiệu chuyển dạ sinh con ở mẹ bầu được nhận biết như thế nào?
Ngạc nhiên với việc ăn chuối giảm cân sau sinh vô cùng hiệu quả
Tổng hợp các cách giảm cân sau sinh đơn giản cho các chị em bỉm sữa
Tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai có thật sự cần thiết không?
Cách tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh mang lại những tác dụng gì cho bé mẹ có biết?
Ăn gì giảm cân sau sinh hiệu quả nhất cho các mẹ bỉm sữa?
Tuyệt chiêu giảm cân sau sinh 1 năm giúp mẹ lấy lại vóc dáng thon gọn như thời son rỗi
Bài viết liên quan
Có thế bạn quan tâm :
5 cách tránh thai sau sinh an toàn dành cho các cặp vợ chồng
Quan hệ sau sinh bị đau mẹ đã biết nguyên nhân hay chưa?
Chế độ ăn uống dinh dưỡng sau sinh thường chuẩn dành cho các mẹ
9 điều cần lưu ý về dinh dưỡng sau sinh mổ chuẩn nhất dành cho các mẹ
Chế độ dinh dưỡng sau sinh cho mẹ một cách khoa học nhất
Chế độ dinh dưỡng sau khi sinh con tốt nhất dành cho các mẹ bỉm sữa
Dinh dưỡng mẹ sau sinh giúp lấy lại vóc dáng nhanh nhất
Sinh thường kiêng ăn gì để tốt cho phụ nữ sau sinh
Sinh mổ nên ăn rau gì và trái cây gì để nhanh phục hồi sức khỏe?
Sinh mổ có được ăn tôm không? Chị em sau sinh nên biết đến