Kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành mà ai cũng nên biết
Kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành thoạt đầu không có gì đáng lưu tâm nhưng lại rất cần thiết và hữu ích trong việc sử dụng, đặc biệt là liên quan đến sức khỏe. Nó không phải là loại thức uống có thể phù hợp với nhiều người. Thế nên bạn phải cân nhắc thật cẩn thận khi sử dụng và biết cách sử dụng ra sao cho đúng, thời điểm dùng trong ngày như thế nào là phù hợp cũng như không nên dùng kèm với các loại thức ăn nào khác.
Điều đặc biệt không thể phủ nhận là sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe, có lợi cho tiêu hóa, cải thiện những vấn đề về da, gia tăng kích thước vòng 1, bổ sung những chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể…Tuy nhiên sự lành tính của đậu nành không phải luôn đúng trong mọi trường hợp. Để hiểu hơn về vấn đề này hay cụ thể là kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành ra sao hãy cùng Mom.vn tìm hiểu một số thông tin sau.

Sữa đậu nành giúp đẹp da được nhiều chị em phụ nữ yêu thích. Ảnh: Internet
1. Không uống sữa đậu nành khi đói
Một trong những việc đầu tiên cần cân nhắc trong vấn đề kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành là bạn không nên uống khi bụng rỗng vì những chất protein, axit hữu cơ trong đường đỏ khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành chất kết tủa, gây hỏng những thành phần dinh dưỡng.
Mặt khác lúc bụng đói là khi các năng lượng cơ thể điều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng sẽ không hấp thu triệt để mà có thể bị hư hao vì thế tốt nhất bạn nên ăn các sản phẩm có tinh bột như bánh mì và uống sữa đậu nành sẽ tốt hơn.

Bạn nên dùng sữa đậu nành với các chế phẩm từ lúa mì. Ảnh: Internet
2. Dùng sữa đậu nành chưa nấu chín
Quá trình chuyển hóa chất đạm và các triệu chứng bất lợi cho cơ thể có thể xảy ra nếu như hấp thụ sữa đậu nành chưa được nấu chín. Không chỉ vậy nó còn chứa các chất độc hại, các chất ức chế men saponin, trypsin cũng như cái chất không có lợi khác khiến cho cơ thể bị đau bụng, buồn nôn….thậm chí còn bị ngộ độc.
Đặc biệt cũng nên lưu ý chất saponin trong sữa đậu nành gây nên hiệu tượng nổi bọt giả, khiến nhiều người lầm tưởng là đậu nành đã chín khi đun sôi, dẫn đến cơ thể dùng sữa đậu nành chưa chín. Thế nên cần phải mở nắp khi đun để quan sát kĩ hơn và loại bỏ các chất độc bằng cách bay hơi.

Đậu nành nên chế biến cẩn thận và nấu kĩ để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Ảnh: Internet
3. Không uống quá nhiều và dùng với đường nâu
Sữa đậu nành tuy tốt đối với sức khỏe nhưng không nên sử dụng quá nhiều bởi protein khi tiêu hóa quá mức sẽ khiến cơ thể bị chướng bụng, đầy hơi hay thậm chí là tắt nghẽn đường hô hấp.
Bên cạnh đó nên tránh việc thêm đường nâu vào sữa sẽ gây nên các phản ứng làm phá vỡ liên kết dinh dưỡng, không hấp thụ được những chất cần thiết cho cơ thể cũng như gây bất lợi cho quá trình tiêu hóa.

Không nên dùng sữa đậu nành với đường đen. Ảnh: Internet
4. Không phù hợp với tất cả mọi người
Mỗi người có những thể trạng khác nhau, đặc biệt là những người có bệnh và điều trị thuốc trong thời gian dài thì sữa đậu nành là một lựa chọn cần cân nhắc trước khi sử dụng. Bên cạnh đó hàm lượng prurine cao tương đối cao nên sữa đậu nành có tính hàn vì thế mà những người bị bệnh gout, suy nhược cơ thể, tinh thần mệt mỏi không nên sử dụng.
Mặt khác loại sữa này còn không phù hợp với những người bị viêm dạ dày cấp và mãn tính cũng như những người có tiền sử về ung thư vú, tử cung, buồng trứng…

Sữa đậu nành có nhiều dinh dưỡng nhưng không phù hợp với tất cả mọi người. Ảnh: Internet
5. Không uống sữa đậu nành và ăn trứng
Các chất dinh dưỡng khi kết hợp không đúng sẽ bị mất tác dụng thậm chí là phản tác dụng và gây ra những tác dụng ngoài mong muốn. Đặc biệt trong trứng có thành phần protein khi kết hợp cùng với chất trypsin trong sữa đậu nành sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Vì thế kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành là một vấn đề không đơn giản theo suy nghĩ của nhiều người. Bạn cần phải nắm rõ các thông tin liên quan từ việc chế biến cho đến sử dụng và bảo quản để đảm bảo an toàn sức khỏe. Tránh cất sữa trong phích giữ nhiệt suốt nhiều giờ liền sẽ khiến sữa bị ôi cũng như không uống kháng sinh cùng lúc với sữa, tạo nên phản ứng hóa học bất lợi, khiến cơ thể rơi vào tình trạng xấu.
Lý Ngân – Tổng hợp
Kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành mà ai cũng nên biết
Kiêng kỵ khi uống sữa và những điều phải ghi nhớ
Sau sinh uống nước gì tốt để vừa đẹp da vừa có nhiều sữa cho bé bú?
20 cặp thực phẩm kỵ nhau nên hạn chế kết hợp nếu không muốn ảnh hưởng sức khỏe của bạn
Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?
Con gái đến năm bao nhiêu tuổi thì hết cao?
Những thực phẩm tốt cho người cao huyết áp
Bệnh sỏi túi mật có nguy hiểm không?
Bệnh gout nên ăn & kiêng ăn những gì ?
Bài viết liên quan
Có thế bạn quan tâm :
Kiêng kỵ khi uống thuốc bắc và những loại thực phẩm nên tránh
Kiêng kỵ khi uống nước cam nên ghi nhớ những điều nào?
Có nên dùng nhụy hoa nghệ tây sau khi sinh hay không?
Nhụy hoa nghệ tây có thật sự tốt và những điều mà bạn chưa biết?
Nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ như thế nào?
Nhụy hoa nghệ tây có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Nhụy hoa nghệ tây công dụng như thế nào cho sức khỏe và sắc đẹp?
Sau sinh 4 tháng có nên nhuộm tóc không và cần phải lưu ý những điều gì?
Sau sinh 4 tháng bị rụng tóc vì sao? Điều trị rụng tóc sau sinh sao cho đúng?
Uống omega 3 sau sinh nên hay không? Mẹ cần chú ý gì khi uống omega 3?