Mẹ sau sinh ít sữa phải làm sao? Dấu hiệu và nguyên nhân khiến mẹ bị ít sữa
Sau sinh ít sữa phải làm sao là nỗi băn khoăn lo lắng của rất nhiều chị em. Có thể nói, việc tiết sữa để cho con bú là bản năng sinh lý rất tự nhiên của người làm mẹ. Tuy nhiên, không phải người phụ nữ nào cũng gặp thuận lợi trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ bởi sẽ có những chị em không tiết đủ sữa cho con bú hoặc không biết làm cách nào để “gọi” sữa về nhiều hơn sau sinh. Vì vậy, các mẹ hãy cùng Mom.vn đi tìm giải pháp khắc phục tình trạng ít sữa sau sinh qua bài viết dưới đây nhé.
1. Dấu hiệu mẹ bị ít sữa sau sinh
Trước khi tìm hiểu về vấn đề sau sinh ít sữa phải làm sao thì các mẹ cần phải nhận biết được những dấu hiệu nào chứng tỏ mẹ đang bị ít sữa, vì nếu nhận biết tình trạng này càng sớm sẽ càng giúp mẹ nhanh chóng đi tìm phương pháp cải thiện để có đủ nguồn sữa cho con bú. Sau đây, Mom.vn xin chia sẻ một vài triệu chứng sớm nhất cho thấy mẹ đang bị ít sữa để chị em cùng tham khảo nhé.

Sau sinh ít sữa phải làm sao là vấn đề chung của nhiều chị em. Ảnh: Internet
Bầu ngực không thay đổi nhiều sau 3 ngày sinh con: Thông thường, sau khi sinh bé thì bầu ngực của mẹ sẽ căng to vì sự tiết sữa đang diễn ra mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu bú của trẻ sơ sinh. Vì vậy, nếu mẹ nhận thấy bầu ngực mình không thay đổi nhiều về kích cỡ sau 3 ngày sinh con và khi sờ vào còn thấy mềm nhão thì nguy cơ mẹ đang bị ít sữa là rất cao.
Dựa vào lượng phân và nước tiểu mỗi ngày bé thải ra: Trên thực tế, trẻ sơ sinh sẽ đi tiểu và đi ị rất nhiều lần trong ngày do bé bú sữa mẹ liên tục. Tuy nhiên, nếu các mẹ nhận thấy bé thải phân dưới 5 lần và đi tiểu dưới 8 lần mỗi ngày thì đây là những dấu hiệu chứng tỏ bé không bú đủ sữa do sữa mẹ tiết ra quá ít.
Dựa vào cách bé bú và phản ứng của bé sau khi bú mẹ: Nếu sữa mẹ dồi dào, bé sẽ bú mút nhẹ nhàng và chậm rãi. Ngược lại, nếu sữa mẹ tiết ra quá ít thì bé sẽ mút rất mạnh và mút nhanh để cho sữa chảy ra. Đồng thời, nếu sau khi bé bú mà mẹ thấy con vẫn quấy khóc, cáu gắt thì chứng tỏ bé vẫn chưa bú no vì mẹ tiết sữa quá ít.

Bé cáu gắt sau khi bú chứng tỏ trẻ chưa bú no vì sữa mẹ tiết ra quá ít. Ảnh: Internet
Cân nặng của trẻ: Đây là dấu hiệu được thể hiện thông qua số liệu nên sẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất cảnh báo về việc sữa mẹ tiết ra quá ít sau sinh. Trong tháng đầu, trung bình các bé sẽ tăng khoảng 1 kg và tiếp tục tăng cân ở các tháng tiếp theo. Tuy nhiên, nếu bé không đạt cân nặng theo tiêu chuẩn trong vòng 1 tháng đầu sau sinh thì chứng tỏ sữa mẹ không chất lượng hoặc mẹ tiết sữa sau sinh quá ít.
2. Nguyên nhân khiến mẹ bị ít sữa sau sinh
Cho bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức: Việc bé bú sữa mẹ song song với sữa công thức sẽ khiến trẻ luôn nhận đủ năng lượng từ sữa công thức, từ đó bé sẽ không cần nhiều sữa mẹ nữa nên sẽ ít bú mẹ hơn và khiến cho khả năng tiết sữa của chị em sau sinh bị hạn chế, sữa sẽ tiết ra rất ít so với bình thường.
Không cho bé bú sớm và bú thường xuyên sau đó: Việc không cho bé bú sớm sau sinh sẽ làm tăng nguy cơ căng tức ngực và tắc tia sữa khiến ngực mẹ tiết sữa ít hoặc không tiết ra sữa. Đồng thời, trẻ sơ sinh cần được mẹ cho bú thường xuyên 2 tiếng 1 lần. Do đó, nếu các mẹ không cho bé bú thường xuyên thì tuyến sữa sẽ không được kích thích để tiết nhiều sữa.

Cho bé bú sữa công thức sau sinh sẽ khiến trẻ lười bú mẹ hơn. Ảnh: Internet
Thời gian cho bé bú quá ngắn: Nếu các mẹ cho bé bú một cách “chớp nhoáng”, chẳng hạn như nếu bé chỉ bú khoảng 5 phút đối với mỗi bên ngực thì lượng thời gian này không đủ để trẻ tiếp cận được đến lớp sữa đục chứa nhiều chất béo và dinh dưỡng sâu trong ngực. Đồng thời, bé cũng không thể bú hết bầu ngực của mẹ trong mỗi lần bú, điều này sẽ khiến cơ thể không phát đi tín hiệu sản xuất thêm sữa dẫn đến việc sữa mẹ tiết ra ngày càng ít.
Cho con ngậm núm vú giả: Bú mút là bản năng tự nhiên của trẻ sơ sinh và các bé rất thích điều này vì đây là cách trẻ có thể hấp thụ sữa. Tuy nhiên, nếu mẹ dùng núm vú giả để thỏa mãn nhu cầu bú mút của bé thì trẻ sẽ không còn “hứng thú” với ti của mẹ nữa vì núm vú giả đã đáp ứng nhu cầu của trẻ rồi. Nếu càng ít bú mẹ, sữa sẽ tiết ra càng ít.
3. Mẹ sau sinh ít sữa phải làm sao?
- Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, tránh vừa cho bú mẹ vừa cho bú sữa công thức.
- Cho bé bú sau sinh càng sớm càng tốt, trong thời gian nuôi con mẹ nên cho bé bú thường xuyên 2 tiếng một lần để vừa giúp con hấp thu dinh dưỡng vừa kích thích ngực sản xuất thêm sữa.
- Hãy cho bé bú cạn sữa mẹ trong mỗi lần bú hoặc vắt sữa thừa ra ngoài nếu con bú không hết. Việc bầu ngực bị cạn sạch sữa mới kích thích tuyến sữa tiết thêm nhiều sữa.

Mẹ hãy vắt sữa còn dư ra ngoài sau mỗi lần con bú để kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn. Ảnh: Internet
- Không nên cho bé dùng núm vú giả vì nếu nhu cầu bú mút của bé chưa được đáp ứng đủ thì bé sẽ yêu thích ti của mẹ hơn và sẽ bú mẹ nhiều hơn để thỏa mãn bản năng của mình.
- Mẹ nên giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái. Tránh để bản thân căng thẳng, áp lực sau sinh vì nếu tâm lý và tinh thần quá tiêu cực cũng sẽ khiến sữa mẹ tiết ra ít hơn bình thường.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và uống nhiều nước là phương pháp cần thiết và quan trọng để giúp sữa mẹ thêm chất lượng và dồi dào hơn nên chị em luôn phải chú ý điều này nhé.
Qua bài viết trên, hy vọng các mẹ không còn lo lắng sau sinh ít sữa phải làm sao nữa. Việc bị ít sữa sau sinh cũng không phải là vấn đề hiếm gặp. Điều này cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và sự phát triển của bé khiến cho các mẹ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, dù cách kích thích tiết sữa mẹ của chị em là gì thì đây cũng nên là phương pháp tự nhiên. Nếu mẹ dùng thuốc hay thực phẩm chức năng để “gọi” sữa thì hãy tham khảo ý kiến bác sỹ cẩn thận nhé.
Hoàng Oanh tổng hợp
Mẹ sau sinh ít sữa phải làm sao? Dấu hiệu và nguyên nhân khiến mẹ bị ít sữa
Ăn sữa chua đúng cách làm đẹp da có lợi ích gì?
Vì sao ăn sữa chua đẹp da và những lưu ý để có làn da đẹp?
Sau sinh da mặt bị khô phải làm sao cải thiện tránh tình trạng lão hóa?
Sau sinh da mặt bị ngứa – Nguyên nhân và cách điều trị an toàn hiệu quả tại nhà
Phụ nữ sau sinh ép tóc có ảnh hưởng gì không? bao lâu thì được làm tóc?
Sau sinh làm sao cho bụng nhỏ lại nhanh chóng hiệu quả mà không cần tập thể dục
Bé sơ sinh vừa ngủ vừa bú có tốt không? Phải làm sao khắc phục hiệu quả?
Sinh tố cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm bổ dưỡng giúp tăng cân nhanh và đều
Tập thói quen ăn ngủ cho trẻ sơ sinh hợp lý giúp mẹ nhàn hơn trong việc chăm con
Bài viết liên quan
Có thế bạn quan tâm :
Trước khi mang thai nên uống gì để sức khỏe của mẹ và bé luôn được khỏe mạnh và phát triển toàn diện?
Tiêm phòng vaccine trước khi mang thai để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi
Tại sao cần chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai? Điều mà không phải ai cũng nắm rõ
Mẹ bị ê răng sau sinh do nguyên nhân gì và cách chữa trị ra sao?
Giải đáp thắc mắc việc xổ giun trước khi mang thai cho các cặp đôi nắm thật kĩ
Cách chữa ê răng sau sinh mẹ cần biết để có thể ăn uống ngon miệng hơn
5 xét nghiệm trước khi mang thai nên tiến hành thực hiện nếu đang có kế hoạch sinh con
Ê buốt răng sau sinh vì bị viêm nha chu mẹ nên làm thế nào?
Lịch tiêm phòng trước và trong khi mang thai các cặp đôi cần nắm thật kĩ
Mẹo chuẩn bị tài chính trước khi mang thai và sinh con sao cho hợp lí nhất