Bế sản dịch sau sinh mổ – Những điều chị em nên biết đến
Bế sản dịch sau sinh mổ là một trong những biểu hiện khá nguy hiểm thường gặp ở bà mẹ sau sinh. Dưới đây, Mom.vn sẽ giúp cho các mẹ có những hiểu biết rõ hơn về hiện tượng bế sản dịch sau sinh và cách phòng tránh cũng như khắc phục hiện tượng này.
1. Bế sản dịch sau sinh mổ là gì?
Sản dịch là màng rau, dịch và niêm mạc ở cổ tử cung và âm đạo bị bong ra, dễ phân huỷ và là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển bên trong đường sinh dục. Thông thường, sau khi sinh, tử cung sẽ co bóp để đẩy hết những sản dịch ra ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tử cung không co bóp, do đó sản dịch cũng không thể thoát ra ngoài được và bị ứ đọng lại trong tử cung. Trường hợp này gọi là bế sản dịch sau sinh.
Sản phụ bị bế sản dịch sau sinh mổ, nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn tới các chứng rối loạn đông máu, chảy máu không cầm được dẫn đến mất máu quá nhiều và nguy hiểm đến tính mạng.

Bế sản dịch sau sinh mổ có thể nguy hiểm tới tính mạng. Ảnh: Internet
2. Những dấu hiệu nhận biết bế sản dịch sau sinh mổ
Ra sản dịch là một biểu hiện rất bình thường ở phụ nữ sau sinh, được gọi là quá trình hậu sản. Quá trình này ở mỗi người biểu hiện khác nhau. Có người sản dịch ra nhiều, có người lại ra ít, tùy thuộc vào cơ địa bẩm sinh của mỗi người.
Tuy nhiên, thông thường sản dịch chảy ra sẽ là máu loãng, ít dần, nâu sẫm và không có màu đỏ tươi. Quá trình này thường cho phép kéo dài đến 45 ngày. Có nghĩa là từ sau khi sinh, sản dịch kéo dài tối đa đến 45 rồi hết là thì là dấu hiệu bình thường. Còn sau thời gian này, sản dịch vẫn tiếp tục chảy và kéo dài, kèm những dấu hiệu bất thường thì nhiều khả năng mẹ bầu đã bị bế sản dịch sau sinh.
Dấu hiệu nhận biết bế sản dịch sau sinh mổ:
- Mẹ bầu bị sốt nhẹ
- Căng tức, đau trằn vùng hạ vị.
- Khi đi khám âm đạo thấy có rất ít sản dịch, kèm theo mùi hôi do nhiễm trùng.
- Sờ bụng thấy cứng, có cục ở trong.
- Cổ tử cung đóng kín, dùng tay nong cổ tử cung thì thấy xuất hiện sản dịch màu đen sậm kèm theo mùi hôi, đau nhiều khi ấn vào đáy tử cung.

Căng tức, đau trằn vùng hạ vị cũng là dấu hiệu. Ảnh: Internet
3. Cách điều trị và phòng tránh bế sản dịch sau sinh mổ
Nhằm phòng tránh hiện tượng bế sản dịch sau sinh ở lại trong buồng tử cung, phụ nữ sau khi sinh bắt buộc phải kiểm tra cổ tử cung để xem có những dấu hiệu bất thường nào không.
Khi nằm ngủ không nên nằm vắt chéo hai chân lên nhau vì điều này có thể khiến cho sản dịch bị ứ lại trong buồng tử cung và không thể chảy hết ra ngoài.
Thường trong vòng 10 ngày đầu sau khi sinh mổ, tử cung co hồi rất tốt, mỗi ngày sẽ co hồi khoảng 1cm để tống dần sản dịch ra ngoài. Tuy nhiên nếu sau sinh, sản phụ lười vận động hoặc nằm nhiều thì tử cung sẽ không thể co lại được, khiến cho sản dịch bị nằm ứ đọng lại trong tử cung gây nhiễm trùng tử cung. Vì thế, sau khi sinh, tốt nhất sản phụ chỉ nên nằm nghỉ ngơi trong 8 tiếng đồng hồ, sau đó phải đứng dậy vận động, đi lại nhẹ nhàng để giúp cho dạ con co lại nhanh chóng đồng thời giúp cho sản dịch bị đẩy nhanh ra ngoài, hoàn thành xong quá trình hậu sản.
Ngoài ra, sản phụ cũng có thể nằm sấp trong thời gian từ 20 – 30 phút mỗi ngày, đặc biệt đối với người mẹ có tử cung ở tư thế gập trước. Điều này cũng giúp cho sản dịch ra dễ dàng.
Sau khi sinh, việc kiểm tra cổ tử cung để xem những dấu hiệu bất thường là một điều hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần phải phải đi khám phụ khoa và siêu âm để cho bác sỹ chẩn đoán và điều trị. Nếu thấy người mẹ bị bế sản dịch kèm theo các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bác sỹ sẽ kê thuốc để kích thích co bóp tử cung, giúp đẩy hết sản dịch ra ngoài và điều trị dứt các bệnh phụ khoa.

Sản phụ nên vận động nhẹ nhàng sau sinh. Ảnh: Internet
Như vậy, để không bị bế sản dịch sau sinh mổ, sản dịch bị ứ đọng trong cơ thể sau khi sinh, ngăn ngừa các chứng bệnh hậu sản, các sản phụ cần chú ý thật kỹ những vấn đề được nêu bên trên. Bạn cũng nên chú ý những rủi ro xảy ra hiện tượng trên nhé. Vì nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng.
Việt Thư tổng hợp
Bế sản dịch sau sinh mổ – Những điều chị em nên biết đến
Dưỡng móng tay bằng gì, bằng cách nào để móng luôn dày và chắc khỏe?
Sau sinh 4 tháng có nên nhuộm tóc không và cần phải lưu ý những điều gì?
Sau sinh ăn yaourt có được không? Lợi ích của yaourt với bà mẹ sau sinh là gì?
Sau sinh 1 tháng đi làm được chưa? Kiêng cữ sau sinh thế nào cho đúng?
Sau sinh 1 tháng vẫn bị ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân tại sao?
Sau sinh mổ có được ăn bưởi không và cần phải lưu ý những gì khi ăn?
Sau sinh mổ ăn được trái cây gì? Cần lưu ý gì khi ăn trái cây sau đẻ mổ?
Ứ sản dịch sau sinh có đáng lo không? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị ra sao?
Ứ sản dịch sau sinh mổ là gì? Cách nhận biết và phòng tránh điều trị hiệu quả nhất?
Bài viết liên quan
Có thế bạn quan tâm :
Cấy que tránh thai bị ngứa – Nguyên nhân và cách chữa trị
Trị tắc sữa sau sinh tại nhà như thế nào là đúng cách mẹ có biết?
Thực hư chuyện cấy que tránh thai bị tăng cân, đâu mới là câu trả lời chính xác?
Thực hiện cấy que tránh thai có ảnh hưởng gì không? Thông tin bạn cần biết
Hiện tượng cấy que tránh thai bị rong kinh sẽ kéo dài bao lâu và phải làm sao?
Cách phòng tránh tắc sữa sau sinh mẹ nên lưu ý
Địa điểm cấy que tránh thai ở Hà Nội tốt nhất cho các chị em tham khảo
Giải đáp thắc mắc cấy que tránh thai có đau không cho chị em cùng tham khảo
Cấy que tránh thai bao lâu thì quan hệ được? Lời giải đáp chính xác từ chuyên gia
Sau sinh nên ăn rau gì để vừa lợi sữa cho bé vừa tốt cho sức khỏe của mẹ?