Sản dịch sau sinh mổ ra ít – Mẹ đừng chủ quan nhé!
Khi thấy sản dịch sau sinh mổ ra ít, mẹ không nên “thở phào” hay xem thường vì đây thực sự là hiện tượng đáng quan tâm. Bởi vì sau khi sinh mổ, tử cung cần thời gian để phục hồi. Trong quá trình hồi phục, âm đạo của mẹ sẽ tiết ra sản dịch gồm chất nhờn và máu. Tuy nhiên có nhiều trường hợp sản dịch sau sinh mổ ra ít hoặc không thể tiết ra ngoài dẫn đến tình trạng ứ đọng sản dịch trong tử cung, còn gọi là bế sản dịch. Nếu không tìm ra nguyên nhân sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ của mẹ. Do đó, mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây của Mom.vn để tìm hiểu cách xử lý vấn đề sản dịch ra ít ngay bây giờ nhé.
1. Vài điều cần biết về sản dịch
Sản dịch là dịch của tử cung được tiết ra ngoài vào những ngày đầu sau khi sinh. Mọi phụ nữ sau sinh đều xuất hiện sản dịch, kể cả sinh mổ và sinh thường.
Sản dịch chứa các cục máu và máu loãng do lớp niêm mạc của tử cung bị hoại tử và bong tróc thành từng mảnh bám vào thành tử cung.
Các biểu mô này sẽ được bài tiết ra bằng sản dịch trong 3 ngày nên mẹ đừng quá lo lắng nếu thấy máu vón cục và có màu đỏ sẫm nhé.
![]() |
Hình ảnh mô tả sản dịch theo tuần. Ảnh: Internet
Từ ngày thứ 8 trở đi, sản dịch sẽ loãng hơn bao gồm dịch nhầy và máu, về màu sắc của máu cũng chuyển sang nhạt hơn do chứa nhiều bạch cầu và mô màng vỏ niêm mạc. Đến tuần thứ 3, sản dịch sẽ tự khỏi.
Thông thường, trong khoảng 72 giờ sau sinh lượng sản dịch sẽ tiết ra nhiều nhất. Thời gian kéo dài sẽ tuỳ vào cơ địa của từng mẹ. Tuy nhiên, nếu sản dịch sau sinh mổ ra ít thì cũng là vấn đề khác thường vì nó cảnh báo sự phục hồi của tử cung gặp đang gặp“trục trặc” đấy mẹ.
2. Sản dịch sau sinh mổ ra ít có phải là bế sản?
Sản dịch sau sinh mổ ra ít có những biểu hiện gần giống với bế sản. Bế sản là khi sản dịch không được thoát ra nên bị ứ đọng. Nếu không có biện pháp xử lí sẽ dẫn đến rối loạn đông máu và gây đe doạ đến tính mạng cho sản phụ sau sinh.
Vì thế, nếu mẹ thấy sản dịch sau sinh mổ ra ít thì cần chú ý nhiều hơn, cải thiện thói quen sinh hoạt để điều chỉnh sự bài tiết của sản dịch, giúp mẹ thoát khỏi tình trạng ứ đọng sản dịch trong tử cung.
![]() |
Sản dịch sau sinh mổ ra ít là điều mẹ cần lưu ý. Ảnh: Internet
Nếu thấy quá trình sản dịch kéo dài và lượng sản dịch tiết ra quá ít hoặc không có dấu hiệu tiết sản dịch thì mẹ nên đến khám bác sĩ để nhận được lời khuyên thích hợp. Căn cứ vào tình trạng của mẹ, bác sĩ sẽ có những phương hướng xử lí tốt nhất. Trong đó, nong tử cung là phương pháp được áp dụng nhiều nhất.
Nong tử cung giúp mẹ tạo nơi “thông thoáng” để sản dịch có thể được tống ra ngoài, đồng thời, phát hiện ra nhau thai còn sót hoặc khắc phục các sự cố trong quá trình sinh mổ.
3. Cần làm gì để xử lí sản dịch ra ít?
Sau khi trải qua quá trình sinh mổ, mẹ cần nghỉ ngơi để lấy lại sức khoẻ. Tuy nhiên, mẹ đừng vì vậy mà nằm một chỗ và ít vận động. Thời gian tốt nhất để thai phụ nghỉ ngơi sau sinh mổ là 24 giờ. Sau đó, mẹ cần vận động bằng cách đi lại nhẹ nhàng để giúp tử cung co bóp, thải sản dịch ra dễ dàng hơn.
Hiện nay, một số khoá học dành cho mẹ trước và sau sinh được mở ra nhằm giúp các mẹ bỉm sữa có kỹ năng chăm sóc sức khoẻ hậu sản và khắc phục sản dịch. Khoá học sẽ hướng dẫn mẹ vài bài tập yoga có lợi, giúp mẹ lấy lại vóc dáng, đồng thời giúp lượng sản dịch tiết ra đều đặn và nhanh chóng dứt hẳn.
![]() |
Sau sinh bị bế sản khiến mẹ khó chịu. Ảnh: Internet
Khi nằm nghỉ ngơi, mẹ hãy quan tâm đến tư thế nằm. Tránh gác chân hoặc bắt chéo chân vì sẽ khiến đùn tử cung, con đường để sản dịch tiết ra bị hẹp lại khiến cho sản dịch sau sinh mổ ra ít.
Tư thế nằm sấp trong khoảng 30 phút sẽ kích thích sự bài tiết sản dịch nhiều hơn, không để phần sản dịch ứ đọng lại trong tử cung.
Ngoài ra, vì lượng máu mẹ bị mất nhiều trong lúc sinh và hậu sản nên mẹ cần bồi bổ dinh dưỡng qua các loại thực phẩm như thịt bò, vitamin, protein,…
Cung cấp đủ dinh dưỡng cũng kích thích sản dịch tiết ra tốt hơn và lượng máu cũng hồi phục nhanh chóng. Mẹ cần hạn chế một số thực phẩm có thể gây dị ứng, không tốt cho sức khoẻ của mẹ và bé.
![]() |
Nghỉ ngơi và vận động hợp lý giúp cải thiện sản dịch. Ảnh: Internet
Theo ý kiến nhiều chuyên gia thì sản dịch sau sinh mổ ra ít có nguy cơ bế sản không cao, vì vậy mẹ đừng quá lo lắng nhé. Chỉ cần chú ý theo dõi, quan sát những thay đổi bất thường của cơ thể và sản dịch sau sinh để có hướng xử lí kịp thời một cách tốt nhất. Lượng sản dịch ra ít còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, nếu mẹ thuộc trường hợp tử cung bong tróc niêm mạc không nhiều thì sẽ khiến sản dịch tiết ra “khiêm tốn” hơn thôi. Mom.vn chúc mẹ sẽ sớm phục hồi sức khoẻ và tận hưởng hạnh phúc thiêng liêng trong những ngày đầu làm mẹ nhé.
Bảo Châu – Tổng hợp
Sản dịch sau sinh mổ ra ít – Mẹ đừng chủ quan nhé!
Cấy que tránh thai và tác dụng phụ “khó lường” chị em cần biết
Mẹo giảm cân sau sinh bằng xông hơi giúp lấy lại vóc dáng thon gọn nhẹ nhàng
Cấy que tránh thai là gì? Giúp bạn tìm hiểu tất tần tật về biện pháp ngừa thai bằng que cấy
Cấy que tránh thai ở bệnh viện phụ sản Hà Nội có tốt không? – Những thông tin về biện pháp cấy que tại đây là gì?
Top 7 loại thức ăn giảm cân sau sinh mang lại hiệu quả bất ngờ
Bật mí cách quan hệ vợ chồng dễ thụ thai nhất cho những ai đang mong con
7 dấu hiệu chuyển dạ sinh con ở mẹ bầu được nhận biết như thế nào?
Làm đẹp sau sinh từ trứng gà giúp phụ nữ giải quyết nỗi lo từ da đến tóc
Cấy que tránh thai tác dụng phụ xảy ra như thế nào? – Những điều phụ nữ cần biết về cấy que tránh thai
Bài viết liên quan
Có thế bạn quan tâm :
Rạch tầng sinh môn khi sinh thường là như thế nào mẹ bầu nên tìm hiểu trước thật kỹ
Bà đẻ có nên hơ than sau sinh trong tháng ở cữ hay không?
Sản dịch sau sinh mổ bao lâu thì hết? – Những dấu hiệu của hiện tượng băng huyết mẹ cần chú ý là gì?
Giúp mẹ tìm hiểu sản dịch sau sinh mổ có màu gì và những bài thuốc Đông y trị sản dịch sau sinh mổ
Sinh thường lần 2 sau sinh mổ và những điều lần đầu tiên được tiết lộ
Sinh thường lần 3 sau sinh mổ 2 lần đầu, mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Mẹ muốn sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1 thì cần chuẩn bị những gì?
Sản dịch sau sinh màu đỏ tươi có nguy hiểm không?– Mẹ cần xử lý hiện tượng này như thế nào?
Đau đẻ mổ cơn đau không khác gì đau đẻ khi sinh thường?
Sản dịch sau sinh thường có mùi hôi – Mẹ cần xử lý như thế nào để hạn chế tình trạng này tốt nhất?