Tiểu buốt sau mổ đẻ – Nguyên nhân và cách điều trị kịp thời
Hiện tượng đi tiểu buốt sau mổ đẻ là biểu hiện hết sức bình thường ở người phụ nữ. Sinh mổ hay sinh thường đều khiến cơ thể người phụ nữ bị tàn phá một cách nặng nề, không chỉ bởi các vết thương đau đớn mà còn để lại các biến chứng về lâu dài. Trong đó, đi tiểu buốt sau khi sinh mổ là hiện tượng không phải hiếm gặp và có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe phụ nữ sau sinh. Ta phải tìm ra được nguyên nhân để kịp thời chữa trị dứt điểm.
1. Nguyên nhân gây tiểu buốt sau mổ đẻ
Sau khi kết thúc quá trình sinh mổ, cơ thể người phụ nữ bắt đầu trải qua những cơn đau đớn và những ảnh hưởng khi sinh mổ tới các cơ quan bộ phận bên trong cơ thể. Trong đó có hệ tiết niệu, đây là cơ quan có khả năng bị ảnh hưởng lớn nhất khi phụ nữ sinh mổ với biểu hiện rõ ràng là đi tiểu buốt.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do trong quá trình mổ lấy con phải rạch một đường vào sâu tử cung, tác động lên đường tiết niệu. Đồng thời, vết mổ thường lâu lành dễ gặp phải nhiễm trùng, viêm tử cung do không được vệ sinh sạch sẽ gây ảnh hưởng rất lớn, từ đó dẫn tới hiện tượng tiểu buốt ở phụ nữ.
![]() |
Do sinh mổ phải rạch một đường vào sâu tử cung. Ảnh: Internet
Ngoài ra, sau sinh mổ lượng sản dịch đào thải rất nhiều qua âm đạo khiến vùng kín luôn ẩm ướt. Cộng thêm việc kiêng cữ sau sinh không thường xuyên vệ sinh được, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm và tấn công vào đường tiểu, khiến bộ phận này cũng bị tổn thương. Biểu hiện thường thấy là tiểu buốt, ngoài ra kèm theo một số biểu hiện như: Tiểu dắt, tiểu thường xuyên nhưng lượng tiểu ít, nước tiểu màu vàng đục hoặc kèm máu,…
Hiện tượng tiểu buốt sau mổ đẻ có thể tự động mất đi nếu mẹ có biện pháp chăm sóc sau sinh, tuy nhiên tình trạng cũng thường kéo dài, gây ra sự khó chịu và đau đớn cho phụ nữ. Vì vậy, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
![]() |
Do sau sinh mẹ không chú ý kĩ vấn đề vệ sinh vùng kín. Ảnh: Internet
2. Điều trị chứng tiểu buốt sau mổ đẻ
Ngay khi bắt đầu có triệu chứng tiểu buốt thì cần áp dụng ngay một số biện pháp dưới đây, tránh để tình trạng kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe sau này.
- Nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ về nguyên nhân cũng như cách điều trị hợp lý, không gây ảnh hưởng đến cả mẹ và con, vì lúc này cơ thể mẹ còn khá yếu trong khi vẫn đang cho con bú nếu không cẩn thận rất dễ tác động vào cơ thể mẹ rồi thông qua đó ảnh hưởng tới trẻ.
- Không nên sử dụng các loại thuốc bừa bãi, tự ý mua ở các hiệu thuốc mà không hề được khám hay kê đơn.
- Thực hiện chăm sóc vết mổ cẩn thận để nhanh chóng lành, không bị viêm nhiễm và đau đớn.
- Không vận động nặng sẽ khiến vết mổ lâu lành lại.
- Tránh quan hệ tình dục vì có thể gây ổn thương cho âm đạo và viêm nhiễm nặng hơn.
- Nên nằm nghiêng và kê gối sau lưng để tạo điểm tựa cho cơ thể, vừa giúp vết mổ đỡ đau, và tránh gây tác động lên đường tiết niệu.
- Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm có lợi như: Rau xanh, hoa quả tươi, sữa,…
- Uống nhiều nước để cơ thể được đào thải liên tục, giúp lợi tiểu.
- Không nên căng thẳng và lo lắng vì sẽ làm tình trạng thêm nặng.
![]() |
Nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng xử trí. Ảnh: Internet
Tiểu buốt sau mổ đẻ không phải là tình trạng quá lo ngại, vì vậy, mẹ chỉ cần có chế độ chăm sóc sức khỏe một cách hợp lý thì sẽ nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài quá lâu, kèm theo những biểu hiện như ra máu, mùi hôi khó chịu, đau bụng dữ dội thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và tìm ra nguyên nhân. Từ đó có phương pháp điều trị hợp lý nhất, đảm bảo an toàn cho mẹ và trẻ nhỏ.
Việt Thư tổng hợp
Tiểu buốt sau mổ đẻ – Nguyên nhân và cách điều trị kịp thời
Sinh thường bị rạch tầng sinh môn và cách chăm sóc vết khâu sao cho nhanh lành
Sinh thường bao lâu thì lành vết khâu tầng sinh môn?
Sinh mổ đi tiểu buốt có gây ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe mẹ sau sinh không?
Sinh thường bao lâu thì hết đau chỗ vết rạch tầng sinh môn?
Hiếm muộn là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng hiếm muộn ở cả nam và nữ
Tiểu sử danh hài Bảo Liêm hải ngoại
Mang thai tuần thứ 6 bị đau bụng – Nhận diện các cơn đau bụng thường gặp ở mẹ bầu
Những dấu hiệu bất thường khi mang thai mẹ bầu chớ nên xem thường
Hiếm muộn ở nam giới: Nguyên nhân và cách điều trị
Bài viết liên quan
Có thế bạn quan tâm :
Sự khác biệt giữa em bé sinh mổ em bé sinh thường không phải ai cũng biết đến
Sau sinh mổ tập thể dục giảm cân để nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh
Đau đẻ tại nhà có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào mẹ bầu có biết?
Mẹ bầu khi đau đẻ nên làm gì để xoa dịu cơn đau chuyển dạ?
Mẹ bầu đau đẻ nên làm gì để sinh con nhanh chóng?
Mẹ bầu đau đẻ nhanh chóng với 7 phương pháp rặn được áp dụng nhiều nhất hiện nay
Bao lâu thì mẹ có thể đi bộ sau sinh mổ để không ảnh hưởng tới sức khỏe của mình?
Bị bí đi tiểu sau sinh mổ – Nguyên nhân và cách phòng tránh
Sau sinh mổ đi cầu thang được không và những điều đại kỵ khác mẹ sau sinh nên biết
Mẹ làm thế nào để có nhiều sữa sau sinh, sữa thơm và mát cho bé cưng?