Trẻ bị sởi – Triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh hiệu quả
Trẻ bị sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người thông qua đường hô hấp. Bệnh sởi có biểu hiện như sốt cao, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và viêm kết mạc mắt kèm nổi ban đỏ đặc trưng. Sởi là bệnh diễn ra theo mùa, thường gặp ở trẻ nhỏ và là bệnh lành tính. Tuy bệnh sởi ít gây tử vong nhưng sẽ xảy ra nhiều biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và nghiêm trọng hơn là viêm não sau bệnh sởi, đặc biệt là ở trẻ suy dinh dưỡng...
Vì tính nghiêm trọng của bệnh sởi ở trẻ nhỏ nên cha mẹ cần nắm rõ biểu hiện của bệnh, hơn thế nữa là biết cách chăm sóc phòng ngừa cho trẻ bị sởi. Bài viết này sẽ mang đến cho phụ huynh những giải pháp phòng tránh sởi cho trẻ hiệu quả nhất.
1. Bệnh sởi ở trẻ nhỏ là gì?
Rất nhiều cha mẹ thường hay lầm tưởng giữa bệnh sởi và bệnh sốt phát ban. Tuy nhiên 2 căn bệnh này không giống nhau. Cha mẹ cần phân biệt đặc điểm giữa chúng để khi trẻ mắc bệnh, thì có hướng theo dõi và điều trị thích hợp.

Trẻ nổi ban đỏ khi bị sởi. Ảnh: Internet
Bệnh sốt phát ban là bệnh do vi rút thông thường gây ra. Và hầu hết là lành tính. Trong khi đó bệnh sởi ở trẻ em là trường hợp trẻ bị nhiễm vi rút cấp tính. Giữa hai bệnh này nếu quan sát kỹ hơn thì chúng có triệu chứng và biểu hiện khác nhau. Cha mẹ có thể dựa vào những khác biệt cơ bản để phân biệt.
2. Triệu chứng của trẻ bị sởi
Hầu hết các triệu chứng của trẻ bị sởi là sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 – 400C, hay sốt liên tục. Trẻ kèm theo các biểu hiện bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, đỏ mắt, phù nhẹ mi, các loại ho (ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), tiêu chảy. Xuất hiện những chấm nhỏ khoảng 1 mm nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to; chấm tròn có màu đỏ, sung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu hiệu này mất nhanh sau 12 – 18 giờ.

Trẻ bị sởi sốt cao kèm theo triệu chứng ho khan. Ảnh: Internet
Sau 3 – 4 ngày bị sốt, trẻ sẽ vào giai đoạn phát ban. Đầu tiên ban mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, hai tay, sau lưng, hai chân, đến toàn thân. Ban có màu hồng nhạt, nhẵn, khi dùng tay ấn nhẹ vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen kẽ giữa những khoảng da lành. Trẻ bị sởi nhẹ thì ban rải rác, nặng thì ban nổi dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân, sau khi hết ban sẽ để lại vết thâm trên da. Giai đoạn này trẻ ăn kém, mệt mỏi, lừ đừ. Thường thì sau 3 – 4 ngày ban mọc, ban sẽ bắt đầu bay dần, nhạt màu dần, nơi nào mọc trước thì sẽ hết trước và để lại vết thâm sạm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Trẻ lại sức dần và hết sốt.
3. Cách chăm sóc trẻ bị sởi
Khi chăm sóc trẻ bị sởi các mẹ cần chú ý những điều sau:
- Cách ly với không gian bên ngoài khi trẻ bị sởi, cho trẻ ở phòng sạch sẽ, thông thoáng, tránh gió lùa. Tuy nhiên phòng hướng ánh sáng vào thì càng tốt.

Giữ trẻ ở không gian thông thoáng sạch sẽ, tránh gió. Ảnh: Internet
- Vệ sinh cơ thể cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm, khăn sạch, mềm. Chỉ dùng nước và hạn chế sử dụng bất kỳ xà phòng, sữa tắm trong thời gian này.
- Mẹ không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng đặc biệt là hải sản như cua, tôm, … hoặc các loại rau kích thích như ớt, bột hoa cải, rau thơm,…
- Nên cho trẻ bị sởi ăn các loại thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa và uống nước đầy đủ, đặc biệt là nước hoa quả.
- Nhỏ thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng (theo chỉ dẫn của bác sĩ) hoặc dùng nước muối sinh lý cho trẻ từ 3 – 4 lần trong ngày.

Nhỏ mắt vệ sinh giác mạc cho trẻ bị sởi. Ảnh: Internet
- Tuyệt đối không nên dùng thuốc kháng sinh, chỉ dùng vitamin C, B1 liều cao. Khi trẻ bị sốt cao liên tục thì hạ nhiệt cho bé theo chỉ định của bác sĩ và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để theo dõi và điều trị.
4. Phòng và chữa bệnh sởi cho trẻ nhỏ
Để phòng bệnh sởi cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần đưa trẻ tiêm phòng vắc xin sởi đúng thời điểm. Tiêm mũi 1 khi trẻ tròn 9 tháng tuổi và mũi 2 trong lịch tiêm nhắc lại. Mẹ nên cách ly trẻ mắc sở ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Bệnh nhi phải được chăm sóc trong khu vực thoáng mát, ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ, không nên kiêng khem quá mức gây tình trạng thiếu các vi chất cần thiết.

Tiêm vacxin sởi cho trẻ đúng lịch tiêm phòng. Ảnh: Internet
Khi chưa phát hiện có biến chứng bị sởi, không nên cho trẻ dùng kháng sinh tùy tiện. Cần đưa trẻ đi khám, việc điều trị chủ yếu như uống thuốc hạ sốt, vệ sinh toàn thân, răng miệng, mắt (nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý). Trẻ phải được ăn đầy đủ thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, bổ sung đủ nước. Khi có biến chứng lạ, có thể dùng thêm kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ, bổ sung vitamin A để tránh khô giác mạc cho bé.

Không tùy tiện dùng kháng sinh trị sởi tại nhà. Ảnh: Internet
Trên đây là những triệu chứng trẻ bị sởi thường hay gặp mà cha mẹ dễ dàng nhận biết. Bên cạnh đó là cách chăm sóc trẻ khi bị sởi cũng như phương pháp điều trị tại nhà kết hợp với sự khám và điều trị của bác sĩ. Hi vọng các bậc phụ huynh chú ý để nhanh chóng phát hiện trẻ bị sởi sớm và có cách điều trị, chăm sóc tốt nhất giúp bé yêu nhanh chóng khỏi bệnh.
Hạnh Sử tổng hợp
Trẻ bị sởi – Triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh hiệu quả
Bệnh sởi ở trẻ em đặc điểm gì để nhận dạng – có thể mẹ chưa biết
2 Cách dưỡng da bằng trứng gà luộc bạn đã biết chưa?
Sau sinh da mặt bị ngứa – Nguyên nhân và cách điều trị an toàn hiệu quả tại nhà
Tập thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ sơ sinh đơn giản hiệu quả mẹ nên biết
Cách dạy trẻ 1 tuổi tập nói nhanh hiệu quả nhất mà cha mẹ nên biết
Trẻ 6 tháng ngồi xe tập đi tròn có nên hay không? Lưu ý khi mẹ cho bé ngồi xe tập đi là gì?
Cháo ăn dặm cho bé từ 6 – 12 tháng và cách nấu đơn giản các mẹ nên biết
Chế biến hoa quả ăn dặm cho bé có những nguyên tắc nào cần ghi nhớ?
Những lợi ích của bánh ăn dặm dành cho bé, mẹ bỉm sữa nào cũng nên biết
Bài viết liên quan
Có thế bạn quan tâm :
Cách chăm sóc trẻ bị ho ngay tại nhà hiệu quả dành cho cha mẹ
Mẹo dân gian chữa trẻ bị hăm tã không cần dùng thuốc
Tuyệt chiêu chăm sóc trẻ bị dị ứng nổi mẩn ngứa chuẩn nhất cho mẹ
Trẻ bị amidan nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
Trẻ bị amidan – Nguyên nhân và cách trị dứt điểm bằng bài thuốc dân gian
Mọc nanh ở trẻ sơ sinh – Những vấn đề quan trọng mẹ cần biết
Chàm ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân gì và cách chữa trị hiệu quả nhất như thế nào?
Bé sơ sinh rụng tóc – Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả mẹ nên biết
Bé sơ sinh run chân do nguyên nhân gì và điều trị như thế nào hiệu quả?
Đặc điểm thể chất của trẻ 3 tuổi có điều gì cần quan tâm đặc biệt?