Trẻ tập đi hay kiễng chân có phải là hiện tượng bất thường hay không?
Trẻ tập đi hay kiễng chân là hiện tượng khá phổ biến ở các bé đang bước vào giai đoạn tập đi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì đây là hiện tượng mà cha mẹ không nên xem thường vì có thể trẻ hay đi kiễng chân là vì hệ thần kinh của bé đã bị tổn thương dẫn đến cơ bị căng cứng nên bàn chân không thể tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất.
Chính vì thế mà vấn đề trẻ tập đi hay kiễng chân cần được các mẹ quan tâm nhiều hơn cũng như có những kiến thức trong việc xác định cách đi của trẻ, hạn chế phát hiện muôn hoặc xảy ra những chuyện ngoài ý muốn. Để hiểu thêm về vấn đề này hãy cùng Mom.vn tìm hiểu một vài thông tin chia sẻ dưới đây.

Trẻ kiễng chân hay tập đi mẹ cần phải chú ý quan sát. Ảnh: Internet
1. Trẻ tập đi hay kiễng chân khi nào là bình thường?
Khi mới chập chững tập đi, các bé có xu hướng đi kiễng chân (nhón gót chân) là chuyện bình thường. Nguyên nhân là vì bé bị căng thẳng trong việc tập đi, cảm thấy chưa thật sự tự nhiên với việc bước đi hoặc là bé chưa quen với việc tiếp xúc cả bàn chân với sàn nhà nên mới thường đi nhón gót. Dần dà, khi đi vững rồi thì bé sẽ không còn nhót gót nữa.
Bên cạnh đó, nếu bé đã lớn mà thỉnh thoảng vẫn đi nhón gót khi vui chơi, đùa giỡn thì đây cũng là điều bình thường các mẹ nhé. Đây đơn giản chỉ là vì bé thích thú với cảm giác đi nhón gót để vui đùa mà thôi, chỉ khi nào trẻ đi kiễng chân một cách thường xuyên mọi lúc mọi nơi thì đó mới là điều bất thường.

Bé thường kiễng chân khi mới tập đi. Ảnh: Internet
2. Trẻ đi kiễng chân trong trường hợp nào thì cha mẹ không nên xem thường?
- Sau 2 tuổi trẻ vẫn đi kiễng chân, và cứ đi kiễng chân như vậy mọi lúc mọi nơi.
- Bắp chân cũng như các cơ ở chân cứng.
- Bé không thể đặt cả bàn chân tiếp xúc trên một mặt phẳng bất kì và thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai chân.
- Trẻ đứng và đi không vững, giữ thăng bằng không tốt và dễ bị té ngã.
- Trẻ không thể chạy nhảy, vui đùa như những đứa bé bình thường khác.
- Sự phát triển của bé theo độ tuổi không đạt được kết quả đúng “chuẩn” như trẻ em bình thường, thậm chí bé còn bị mất đi những kỹ năng đã học được trước đó.

Trẻ dễ bị té ngã khi đi kiễng chân là dấu hiệu cha mẹ nên lưu ý. Ảnh: Internet
3. Một số căn bệnh nguy hiểm khiến trẻ thường xuyên đi kiễng chân
Việc bé thường xuyên đi kiễng chân có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh của trẻ đã bị tổn thương, chẳng hạn như việc trẻ đã bị bại não, từ đó khiến các cơ gân, các chi của bé bị co cứng khiến trẻ không thể đi lại như bình thường.
Trẻ mắc các bệnh liên quan đến gân như bệnh gân bẩm sinh Achilles. Khi mắc bệnh này, gân gót chân của bé sẽ ngắn nên khi chuyển động đi lại buộc trẻ phải kiễng chân.
Trẻ đi kiễng chân vì mắc hội chứng liệt nửa người, đây là một trong những dạng bại não do hệ thần kinh đã bị tổn thương. Ngoài việc khiến bé đi kiễng chân, hội chứng này còn khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và có nguy cơ mắc bệnh tự kỉ.

Trẻ có nguy cơ bị tự kỉ do hội chứng liệt nửa người. Ảnh: Internet
Trẻ đi kiễng chân do vùng khớp háng không được bình thường làm 2 chân không bằng nhau.
Nói tóm lại, nếu cha mẹ thấy con đi kiễng chân thường xuyên mặc dù bé đã lớn, cộng thêm một vài dấu hiệu không bình thường khác ở bé thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn bệnh và có phương pháp chữa trị thích hợp nhé.
4. Một số lưu ý về dinh dưỡng khi bé đến tuổi tập đi
Trong giai đoạn trẻ tập đi, các mẹ đừng quên việc cho con phơi nắng thường xuyên vào buổi sáng để bé được nhận vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn nhằm đảm bảo cho sự phát triển hệ xương của trẻ.

Uống sữa cung cấp canxi cho bé khi trẻ đến tuổi tập đi. Ảnh: Internet
Nhằm đảm bảo bé được cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng để hoạt động trong ngày thì mẹ nên cho con ăn dặm thành nhiều bữa nhỏ. Ngoài các bữa chính, mẹ có thể cho con ăn thêm một số loại bánh ăn dặm cung cấp năng lượng tốt cho bé.
Việc trẻ tập đi hay kiễng chân trong giai đoạn đầu bé mới biết đi không phải là điều đáng lo ngại nên các bậc cha mẹ hãy yên tâm nhé. Điều quan trọng mà cha mẹ nên lưu ý hơn là đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của bé trong giai đoạn này để đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện. Trong trường hợp trẻ phát triển không tốt hoặc đi kiễng chân quá thường xuyên khi đã lớn thì mẹ hãy đưa con đến bệnh viện để được khám và chữa trị nhé.
Hoàng Oanh tổng hợp
Trẻ tập đi hay kiễng chân có phải là hiện tượng bất thường hay không?
Kiêng kỵ khi uống sữa và những điều phải ghi nhớ
Sau sinh 4 tháng bị rụng tóc vì sao? Điều trị rụng tóc sau sinh sao cho đúng?
Sau sinh 1 tháng đi làm được chưa? Kiêng cữ sau sinh thế nào cho đúng?
Những lưu ý khi trẻ tập đi mà cha mẹ nào cũng cần phải biết
Trẻ tập đi sớm và những tác hại mẹ cần phải biết
Sinh thường sau bao lâu thì được quan hệ? Điều mà các cặp đôi quan tâm nhiều nhất
Bà bầu 5 tháng có nên đi du lịch không? Một số điều được và không được làm khi đi nghỉ mẹ cần biết
Bà bầu dưỡng thai tuần thứ 26 cần lưu ý điều gì và những lời khuyên từ bác sĩ dành cho mẹ
Khắc phục ngực chảy xệ sau sinh tại nhà như thế nào là hiệu quả bạn có biết?
Bài viết liên quan
Có thế bạn quan tâm :
Trẻ tập đi sớm và những tác hại mẹ cần phải biết
Những lợi ích của bánh ăn dặm dành cho bé, mẹ bỉm sữa nào cũng nên biết
Chế biến hoa quả ăn dặm cho bé có những nguyên tắc nào cần ghi nhớ?
Cháo ăn dặm cho bé từ 6 – 12 tháng và cách nấu đơn giản các mẹ nên biết
Cho bé ăn dặm đúng cách và những cột mốc quan trọng về thời gian mẹ cần lưu ý
Cách bảo quản bơ cho bé ăn dặm và chế biến món ăn từ bơ
Xay bơ cho bé ăn dặm và cách chế biến món ăn bổ dưỡng
Thực đơn ăn dặm cho bé nhẹ cân như thế nào là phù hợp mẹ có biết?
Bé sơ sinh 2 ngày không đi ngoài có nguy hiểm không? Mẹ cần làm gì để chữa trị khi trẻ bị táo bón?
Cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé mỗi ngày khi trẻ ở tháng thứ 5