Vỡ ối khi nào sinh em bé? Quá trình vỡ ối chuyển dạ diễn ra như thế nào?
Vỡ ối khi nào sinh? Câu hỏi quen thuộc nhưng bà bầu nào cũng thắc mắc khi mang thai, nhất là những người lần đầu tiên làm mẹ. Nước ối là nơi nuôi dưỡng thai nhi phát triển trong suốt những tháng thai kỳ. Khi bước vào tháng cuối, các mẹ có nguy cơ vỡ ối và chuyển dạ sinh con bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng gặp phải tình trạng vỡ ối tự nhiên khi chuyển dạ, và khi gặp phải tình trạng vỡ ối thì không có nghĩa là các mẹ sẽ sinh ngay đâu nhé. Thực tế khi vỡ ối xảy ra thì cần một khoảng thời gian để các cơn co thắt chuyển dạ bắt đầu và mở tử cung thì các mẹ mới sinh được, quá trình này thường rất mệt mỏi và đau đớn.
Mỗi phụ nữ đều có trải nghiệm sinh con khác nhau, tuy nhiên khoảng thời gian vỡ ối và chuyển dạ thì mẹ sẽ gặp những cơn co thắt để thúc đẩy em bé ra đời. Vậy mẹ bầu vỡ ối khi nào sinh? Quá trình chuyển dạ như thế nào? những lưu ý khi mẹ bầu vỡ ối,….để giải đáp chi tiết những vấn đề này, mời mọi người cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

Bà bầu vỡ ối khi nào sinh em bé? Ảnh: Internet.
1. Mẹ bầu vỡ ối khi nào sinh?
Một cuộc chuyển dạ và sinh nở của mẹ bầu diễn ra trong 2 giai đoạn. Trong đó giai đoạn đầu gồm 3 kỳ là âm đạo ra máu, vỡ ối và co thắt tử cung. Qua mỗi kỳ cổ tử cung lại mở rộng thêm cho đến khi được 10 cm thì bước vào giai đoạn 2. Vỡ ối thuộc kỳ 2 của giai đoạn 1, nên thời gian vỡ ối đến khi sinh thật sự mất khoảng 12 – 24 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên có một vài trường hợp lên bàn sinh rồi mà nước ối vẫn chưa vỡ, lúc này bác sĩ sẽ dùng thủ thuật bấm ối để kích thích chuyển dạ nhanh hơn.
2. Quá trình chuyển dạ diễn ra như thế nào?
2.1. Giai đoạn 1: dấu hiệu chuyển dạ đầu tiên
Âm đạo ra máu: Trước khi sinh, thai phụ sẽ nhận thấy âm đạo của mình xuất hiện chất dịch màu hồng như máu hoặc chất nhờn màu vàng. Nếu thấy dấu hiệu này, các mẹ hãy báo ngay cho bác sĩ về tình trạng của mình.

Âm đạo ra máu là dấu hiệu chuyển dạ sinh con. Ảnh: Internet.
Vỡ nước ối: Thai nhi được bao bọc trong một túi nước ối, màng ối sẽ rách và chảy ra ngoài khi thai nhi muốn chào đời. Lúc này các mẹ sẽ băn khoăn vỡ ối khi nào sinh? Với những mẹ bầu đủ tháng sẽ bắt đầu sinh con từ 12 – 24 giờ khi vỡ ối. Nếu nước ối vỡ trước tuần thai 37 thì các mẹ cần cẩn trọng vì có thể mang đến nhiều nguy cơ cho thai nhi đấy. Vì thế ngay khi các định vỡ ối, mẹ nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ theo dõi nhé.
Các cơn co thắt xuất hiện: Các mẹ có thể cảm thấy những cơn co thắt nhẹ cộng thêm hiện tượng đau lưng xuất hiện. Hãy cố gắng ghi nhó thời gian các cơn co thắt và tần suất xuất hiện của chúng. Nếu như các cơn co thắt kéo dài và dồn dập hơn, nghĩa là thời điểm sinh con của bạn sắp tới đấy.
2.2. Giai đoạn 2: Chờ sinh em bé
Giai đoạn sinh con là giai đoạn lâu nhất, đặc biệt khi sinh con so. Quá trình này diễn ra khác lâu và nhiều đau đớn.

Giai đoạn sinh con diễn ra khá lâu và mệt mỏi. Ảnh: Internet.
Đầu tiên các cơn co thắt bắt đầu xuất hiện đều đặn hơn và thường cách nhau 30 phút. Lúc này mẹ chưa cảm thấy quá đau đớn, dần dần các cơn đau sẽ thường xuyên và mạnh hơn khoảng 5 phút 1 lần. Các mẹ nên điều tiết lại hơi thở của mình để cảm thấy thoải mái hơn. Có một vài trường hợp, giai đoạn chờ sinh diễn ra khá lâu, vì vậy mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi, ăn các món ăn nhẹ để lấy sức và cảm thấy thoải mái hơn.
Sau vài tiếng đồng hồ, cổ tử cung đã mở được 4 – 8 phân, nếu thấy đâu thì mẹ hãy thay đổi tư thế của mình, mẹ cũng có thể nhẹ nhàng xoay hông để em bé di chuyển xuống tử cung nhanh chóng hơn. Thông thường các sản phụ không còn đủ sức để di chuyển hay nói chuyên vì các cơn đau lúc này khá mạnh, các mẹ hãy cố hít thở đều đặn và nhẹ nhàng để chống chọi với nó.

Các cơn co thắt mạnh dần lên. Ảnh: Internet.
Giai đoạn chuyển dạ bắt đầu khi mẹ nhận thấy các cơn đau kéo dài và mạnh hơn. Mỗi cơn đâu kéo dài khoảng 90 giây và cách nhau 2 – 3 phút. Khoảng 10 phút hoặc 1 tiếng sau thì quá trình chuyển dạ thực sự bắt đầu, lúc này cổ tử cung đã mở từ 5 – 10 cm. Trong giai đoạn chờ sinh, bạn hãy cố gắng thư giãn, tìm một tư thế thoải mái và tránh hoảng sợ hay lo lắng quá. Sự xuất hiện của chồng hay người thân bệnh cạnh sẽ giúp ích rất lớn trong giai đoạn này, đặc biệt là khi họ đã từng tham gia những khóa huấn luyện tiền sản.
3. Những lưu ý khi bà bầu vỡ ối
Túi nước ối có thể vỡ bất cứ lúc nào, ngoài quan tâm vỡ ối khi nào sinh thì các sản phụ đang ở nhà một mình cũng cần lưu ý những điều sau:
- Ghi lại thời gian phát hiện túi ối vỡ, điều này giúp các bác sĩ tiên đoán thời gian chuyển dạ chính xác.
- Hít thở thật sau và giữ bình tĩnh. Dùng băng vệ sinh để giữ vệ sinh cho vùng âm đạo, việc này cũng giúp bạn biết lượng nước ối ra nhiều hay ít.

Bà bầu hít thở sâu và bình tĩnh khi vỡ ối. Ảnh: Internet.
- Gọi điện lập tức cho chồng, người thân hoặc bạn bè để đưa bạn đến bệnh viện.
- Chuẩn bị giấy tờ, sổ khám thai và một số đồ đạc cần thiết để nhập viện.
- Uống nước hoặc nước trái cây khác để không bị mất nước do vỡ ối gây ra.
- Trò chuyện với con trong bụng để cả mẹ và con đều được thư giãn. Giọng nói của mẹ sẽ giúp bé không hoảng sợ và giữ nhịp tim của bé ở mức ổn định.
Chắc hẳn sau khi theo dõi bà bầu vỡ ối khi nào sinh trên đây, các mẹ bầu sẽ có thêm nhiều thông tin sinh sản hữu ích cho bản thân và có thể xử lý tốt nhất nếu gặp phải tình huống vỡ ối. Tình trạng vỡ ối có thể xảy ra với bất kỳ sản phụ nào, nên các mẹ hãy bình tĩnh xử lý để quá trình sinh nở diễn ra an toàn, thành công. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt và hãy luôn đồng hành cùng mom.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.
Lan Hương tổng hợp
Vỡ ối khi nào sinh em bé? Quá trình vỡ ối chuyển dạ diễn ra như thế nào?
Thời gian được phép quan hệ sau khi sinh mổ các cặp vợ chồng cần biết
Vỡ ối trước khi sinh nên xử trí nhanh bằng cách nào là tốt nhất?
Vỡ ối thì khi nào sinh? Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu vỡ ối như thế nào?
Vỡ ối hoàn toàn trước khi chuyển dạ sinh con, mẹ bầu nên làm gì?
Nên đặt vòng tránh thai sau khi sinh mổ vào thời điểm nào là tốt nhất?
Sử dụng thuốc tránh thai sau khi sinh mẹ còn bất ngờ hơn với nhiều lợi ích mà thuốc tránh thai mang lại
Vỡ ối nhưng tử cung không mở – Những điều mẹ bầu cần biết trước khi sinh
Vỡ ối mà tử cung chưa mở – Dấu hiệu bất thường khi chuyển dạ sinh con
Vỡ ối nhưng không đau – Những điều mẹ bầu cần biết khi sinh con
Bài viết liên quan
Có thế bạn quan tâm :
Mẹ bầu vỡ ối khi nào? Dấu hiệu nhận biết và xử lý vỡ ối đúng cách
Quan hệ sau sinh nở và những điều có thể bạn chưa biết
Vỡ ối sớm có nguy hiểm không? Phòng tránh vỡ ối sớm như thế nào?
Quan hệ sau sinh như thế nào là an toàn mẹ có biết?
Vỡ ối khi quan hệ có sao không? Quan hệ khi mang thai 3 tháng cuối cần lưu ý gì?
Mẹ nên kiêng quan hệ sau sinh mổ bao lâu? Cách chăm sóc vết mổ sau sinh như thế nào để nhanh lành sẹo?
Mẹ bầu bị vỡ ối có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Vỡ ối có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bà bầu vỡ ối
Cách xông hơi sau sinh theo kinh nghiệm dân gian và những lưu ý mẹ nên thuộc lòng
Xông hơi sau khi sinh mổ – Những điều phụ nữ cần phải biết