Vỡ ối sớm có nguy hiểm không? Phòng tránh vỡ ối sớm như thế nào?
Bà bầu vỡ ối sớm có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm trên các diễn đàn hiện nay. Ai cũng muốn con yêu của mình sinh đủ tháng để cơ thể phát triển khỏe mạnh, đầy đủ và không bị bệnh tật gì đúng không nào. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp mẹ bầu sinh non, vỡ ối sớm hơn so với thời điểm dự sinh, khiến các mẹ lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Việc vỡ ối non khi thai nhi chưa đủ tháng chắc chắn sẽ mang đến những ảnh hưởng không tốt cho bé và mẹ. Vậy nguyên nhân vỡ ối sớm là gì? vỡ ối sớm có nguy hiểm không? Cách phòng tránh vỡ ối sớm như thế nào?....mời mọi người cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Thai nhi được bao bọc trong màng nước ối, đây là môi trường sống và nuôi dưỡng bé trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ. Vỡ ối sớm là tình trạng màng ối vỡ trước tuần 37 thai kỳ, khoảng 2 – 3% bà bầu gặp phải tình trạng vỡ ối sớm khi mang thai, khi vỡ ối càng sớm thì càng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Hiện tượng vỡ ối sớm có nguy hiểm không?. Ảnh: Internet.
1. Vỡ ối sớm có nguy hiểm không?
Để trả lời cho câu hỏi vỡ ối sớm có nguy hiểm không? Thì câu trả lời là có, tùy theo từng giao đoạn mang thai mà khi tình trạng vỡ ối xảy ra có những ảnh hưởng nguy hiểm khác nhau. Khi vỡ ối sớm xảy ra thì có 2 nguy cơ lớn nhất là nhiễm trùng và sinh non.
1.1. Nhiễm trùng do vỡ ối sớm
Nước ối và màng ối có tác dụng bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm nhập của những vi khuẩn và vi trùng gây hại. Khi màng ối vỡ và nước ối bị rò rỉ ra bên ngoài sẽ khiến cho lớp bảo vệ bị suy yếu, thai nhi bị tổn thương do vi sinh vật từ bên ngoài xâm nhập vào nước ối, việc này không chỉ khiến thai nhi bị nhiễm trùng mà còn gây suy hô hấp khi trẻ ra đời.
Nếu bà bầu bị nhiễm trùng nước ối khi ngôi thai chưa ổn đinh sẽ dẫn tới sa dây rốn, thậm chí có thể dẫn đến trường hợp biến chứng rụng rốn khiến thai nhi không còn lấy được chất dinh dưỡng và oxy, gây tử vong từ trong bụng mẹ.

Vỡ ối sớm có thể gây nhiễm trùng cho cả mẹ và bé. Ảnh: Internet.
Bà bầu khi bị vỡ ối sớm cũng sẽ gặp những vấn đề như viêm phúc mạc – đây là màng bao bọc tất cả các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu, gây nhiễm trùng máu,…rất nguy hiểm.
1.2. Vỡ ối sớm gây sinh non
Khi các trường hợp vỡ ối sớm kèm theo nhiễm trùng hoặc biến chứng thì các bác sĩ có thể yêu cầu mổ lấy thai. Việc sinh non trước 37 tuần của thai kỳ thường đem đến nhiều nguy cơ lâu dài cho sức khỏe của bé như bệnh hô hấp, bệnh thị giác, nhiễm trùng. Nếu bà bầu vỡ ối sinh non trước tuần thai thứ 24 thì thai nhi không có cơ hội sống sót. Nếu vỡ ối sớm dẫn đến chuyển dạ sớm thì các bé sinh non cũng đối với những nguy hiểm, vỡ ối càng sớm thì nguy hiểm càng tăng lên.
2. Nguyên nhân vỡ ối sớm ở bà bầu
Sau khi đã biết được tình trạng vỡ ối sớm có nguy hiểm không? Thì chắc hẳn các mẹ bầu muốn biết được nguyên nhân gây nên tình trạng này đúng không nào. Có rất nhiều nguyên nhân gây vỡ ối sớm trong thai kỳ tuỳ theo tuổi thai

Tìm hiểu nguyên nhân gây vỡ ối sớm. Ảnh: Internet.
2.1. Nguyên nhân từ người mẹ
Vỡ ối sớm khi tuổi thai nhỏ có thể do viêm màng ối, nguyên nhân do mẹ bị nhiễm trùng âm hộ, âm đạo, hở eo tử cung, khoang chậu hẹp, dị hình hoặc ngôi thai không thuận. Lúc này bọc nước ối do chịu sức ép nên rất dễ dẫn đến tình trạng màng thai bị rách sớm, gây vỡ ối non.
2.2. Nguyên nhân vỡ ối sớm từ thai nhi
Khi nước ối quá nhiều, đa thai khiến cho sức ép trong khoang tử cung tăng lên, đè lên cổ tử cung khiến cho màng thai bị rách sớm hơn, gây vỡ ối non.
2.3. Nguyên nhân vỡ ối sớm khác
- Bà bầu bị thương bên ngoài phần bụng hoặc có các vết thương do quan hệ vợ chồng gây ra
- Trong quá trình mang thai, bà bầu thiếu chất nên không đủ dinh dưỡng, âm đạo bị viêm nhiễm dẫn đến nhau thai bị viêm.
- Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ vỡ ối sớm như thai phụ lớn tuổi mang thai lần đầu, mẹ bầu bị thiếu hụt vitamin C,…Tuy nhiên, nhiều trường hợp không thể xác định chắc chắn nguyên nhân vỡ ối sớm là do đâu.

Thai phụ lớn tuổi vỡ ối sớm có nguy hiểm không. Ảnh: Internet.
3. Cách phòng tránh vỡ ối sớm hiệu quả
Nguyên nhân về vỡ ối sớm chưa xác định được rõ ràng mà chỉ xác định qua các yếu tố liên quan đến việc vỡ ối. Do vậy việc chăm sóc ngay từ giai đoạn trước khi thụ thai cho các cặp vợ chồng muốn sinh em bé vô cùng quan trọng. Các cặp vợ chồng hãy kiểm tra sức khỏe bản thân và tìm hiểu các bệnh lý di truyền trong gia đình và có phương pháp điều trị thích hợp trước khi mang thai.
Sau khi thụ thai, người mẹ nên được khám thai và chăm sóc tốt trong suốt thai kỳ, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng tránh vỡ ối sớm sau:
- Bảo vệ sức khỏe và vệ sinh trong thời gian mang thai, chú ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu phải đầy đủ chất cần thiết.
- Nghiêm cấm quan hệ trong tháng cuối cùng của thai kỳ để tránh vỡ ối sớm, sinh non.
- Phòng ngừa việc va chạm mạng vào bụng bầu trong suốt thai kỳ.
- Mẹ bầu không nên để bản thân quá mệt mỏi hay mang vác quá nặng

Mẹ bầu hạn chế làm việc nặng để tránh vỡ ối sớm. Ảnh: Internet.
- Kiểm tra ngôi thai thường xuyên, nếu ngôi thai chưa thuận nên đến bệnh viện để bác sĩ tư vấn chỉnh ngôi thai. Nếu gần đến lúc sinh mà ngôi thai vẫn không thể chỉnh thì các mẹ bầu cần cẩn thận và chọn phương pháp sinh phù hợp.
- Khám thai thường xuyên và không nên bỏ qua lịch hẹn khám thai với bác sĩ.
Sau khi theo dõi những thông tin trong bài viết trên đây chắc hẳn các mẹ đã giải đáp được hiện tượng vỡ ối sớm có nguy hiểm không và có cách chăm sóc bản thân tốt nhất, phòng tránh được những nguy hiểm không mong muốn có thể xảy ra trong thời gian mang thai của mình. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh, thai nhi phát triển một cách toàn diện mỗi ngày và hãy luôn đồng hành cùng mom.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin sinh sản bổ ích nhé.
Lan Hương tổng hợp
Vỡ ối sớm có nguy hiểm không? Phòng tránh vỡ ối sớm như thế nào?
Sự chiếm hữu trong tình yêu khiến tôi trở nên mù quáng
Cách dưỡng móng chân bị hư nên tránh những điều gì?
Thức ăn giảm cân cho nam giới và những việc nên làm
Kinh nghiệm cai sữa cho con hiệu quả nhanh mà mẹ cần biết
Sau sinh 1 tháng đi làm được chưa? Kiêng cữ sau sinh thế nào cho đúng?
Sau sinh 1 tháng vẫn bị ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân tại sao?
Cách tiêu sữa khi cai sữa cho con cực nhanh chóng và hiệu quả
Sau sinh mắt yếu nguyên nhân do đâu và làm thế nào để cải thiện hiệu quả?
Sau sinh có nên uống canxi và sắt không? Uống trong bao lâu là đủ?
Bài viết liên quan
Có thế bạn quan tâm :
Quan hệ sau sinh như thế nào là an toàn mẹ có biết?
Vỡ ối khi quan hệ có sao không? Quan hệ khi mang thai 3 tháng cuối cần lưu ý gì?
Mẹ nên kiêng quan hệ sau sinh mổ bao lâu? Cách chăm sóc vết mổ sau sinh như thế nào để nhanh lành sẹo?
Mẹ bầu bị vỡ ối có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Vỡ ối có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bà bầu vỡ ối
Cách xông hơi sau sinh theo kinh nghiệm dân gian và những lưu ý mẹ nên thuộc lòng
Xông hơi sau khi sinh mổ – Những điều phụ nữ cần phải biết
Bí quyết xông hơi da mặt sau sinh trắng hồng mịn màng chỉ sau 1 tuần cho mẹ thêm đẹp mặn mà
Vỡ ối hoàn toàn trước khi chuyển dạ sinh con, mẹ bầu nên làm gì?
Các cơn đau chuyển dạ của bà bầu diễn ra như thế nào?